Doanh nghiệp cần đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sản xuất
Việc doanh nghiệp sản xuất tăng cường triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp thiết thực giúp cải thiện hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời giúp bảo tồn nguồn năng lượng quốc gia, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính. Theo Nạp Tiền 188bet , ngành công nghiệp hiện chiếm hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc, với tiềm năng tiết kiệm năng lượng lên tới 30 - 35%. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp sản xuất tăng cường triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Thay đổi thói quen và nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng của người lao động
Các khu công nghiệp, nhà xưởng sản xuất là nơi tiêu tốn khá nhiều chi phí sử dụng điện năng do thói quen và ý thức của công nhân viên khi sử dụng điện. Vì thế, việc tuyên truyền cho công nhân các lợi ích của việc tiết kiệm điện và các loại năng lượng khác, tiến hành phát động các phong trào thi đua và tổ chức các hoạt động khen thưởng tập thể, cá nhân có ý thức trách nhiệm trong tiết kiệm năng lượng sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc chung của công ty. Cùng với đó, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về sử dụng năng lượng để có thể mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã được tiếp cận với các công cụ cải tiến năng suất như TPM, 5S, Kaizen… Đây không chỉ đơn thuần là công cụ để tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả, mà còn góp phần vào việc phát triển con người, giúp mỗi người lao động từng bước nâng cao tinh thần tự giác, trách nhiệm hơn với công việc, nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Áp dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa sản xuất và sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thế
Một điểm quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý trong đó là cần thay thế các thiết bị cũ bằng các thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng. Các thiết bị cũ thông thường sẽ tiêu tốn một lượng điện năng lớn để tải nên khi sử dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí điện năng, ngoài ra, một số thiết bị, máy móc cũ lâu đời còn có thể rò rỉ điện và gây nguy cơ cháy nổ. Vì vậy, các doanh nghiệp nên cân nhắc thay thế bằng các thiết bị hiện đại khác vừa an toàn vừa tiết kiệm hơn, lắp đặt các thiết bị điện và cơ khí hiệu suất cao, bao gồm các động cơ, chiếu sáng, máy bơm, các thiết bị nhiệt và thông gió…
Theo ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh - “Tiềm năng trong việc tiết kiệm điện trong khối DN sản xuất còn rất lớn. Sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện hiệu suất cao có thể tiết kiệm từ 20-40% lượng điện tiêu thụ tùy quy mô và công nghệ. Đặc biệt với khối công sở, cơ sở sản xuất thì lượng điện tiết kiệm này là không hề nhỏ.”
Sử dụng thiết bị và dây chuyện sản xuất hiện đại, tự động hóa trong nhà máy
Ứng dụng công nghệ biến tần điều khiển tốc độ cho các động cơ trong nhà máy theo yêu cầu thực tế. Đây là phương pháp đã được chứng minh khả năng tiết kiệm năng lượng hiệu quả trong rất nhiều ứng dụng khác nhau như: máy nén khí, quạt lò hơi, máy nghiền, bơm… Ngoài hiệu quả tiết kiệm điện, sử dụng biến tần còn giúp khởi động mềm cho động cơ, bảo vệ động cơ, tránh sụt áp và giảm hư hỏng cho hệ thống cơ khí.
Ngoài ra, việc lắp đặt các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo quy mô như điện mặt trời áp mái cũng là một giải pháp giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ và thậm chí có thể bán lại nguồn điện dư thừa cho nhà cung cấp. Đẩy mạnh sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả không chỉ là vấn đề tiết kiệm năng lượng cho từng cơ sở tiêu thụ mà còn góp phần giảm phụ tải cho hệ thống điện chung, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Các giải pháp hiệu quả mà doanh nghiệp thường áp dụng có thể kể đến là: chuyển đổi năng lượng, lắp đặt các hệ thống sử dụng kết hợp với năng lượng tái tạo như điện mặt trời áp mái; lắp đặt các hệ thống thu hồi nhiệt năng cao hiệu quả làm mát; áp dụng các giải pháp, công nghệ TKNL; tăng cường tuyên truyền, giám sát thực hiện thói quen thực hành TKNL.
Áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý năng lượng
Một điểm quan trọng cần lưu ý nữa là áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001:2011 - Quản lý năng lượng, xây dựng hệ thống quản lý năng lượng chất lượng cao sẽ giúp các công ty, các đơn vị tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp cải thiện việc sử dụng năng lượng, và sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Ông Lê Sỹ Trung - Giám đốc Công ty TNHH TUV Nord Việt Nam cho chia sẻ: “Áp dụng mô hình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011, các doanh nghiệp sẽ kiểm soát được việc sử dụng năng lượng một cách chặt chẽ, bền vững và hệ thống để từ đó tìm ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng.”
Vinamilk là một trong những doanh nghiệp sử dụng năng lượng hiệu quả nhờ áp dụng ISO 50001. Đây được xem là chiến lược quan trọng trong nhiều năm qua khiến Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp tiên phong thực hành kinh tế tuần hoàn. Các nhà máy của Vinamilk đều đạt các chứng nhận FSSC 22000, ISO 14001, ISO 50001, OHSAS 18001. Kiểm soát năng lượng chuẩn ISO 50001, Kiểm soát môi trường chuẩn ISO 14001. Tại các nhà máy hiện đại của Vinamilk, năng lượng xanh và năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng chính trong hoạt động sản xuất. Nhiên liệu Biomass từ vỏ trấu, xơ dừa, mùn cưa, dăm gỗ được chuyển thành năng lượng lò hơi phục vụ cho sản xuất - thân thiện với môi trường. Năng lượng Biomass chiếm 35% năng lượng sử dụng và tăng dần qua các năm (Vinamilk có 9 nhà máy đang sử dụng năng lượng từ Biomass).
Điển hình về xây dựng hệ thống quản lý năng lượng là Công ty sữa Vinamilk
Có thể thấy ISO 50001 thực sự là một công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần giúp doanh nghiệp theo đuổi chiến lược phát triển bền vững, thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội trong việc đảm bảo an ninh năng lượng trên phạm vi toàn cầu.
Giám sát và cải tạo hệ thống theo hướng tiết kiệm năng lượng, hiệu quả
Các doanh nghiệp cần áp dụng công nghệ đo đếm, phân tích, theo dõi và cảnh báo khi có sự cố gây rò rỉ hoặc hao tổn năng lượng. Công cụ này giúp nhà máy dễ dàng quản lý việc sử dụng điện, giảm năng lượng tiêu tốn không cần thiết trong quá trình sản xuất và can thiệp kịp thời khi thấy tình trạng tiêu thụ điện bất thường và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân.
Cần kiểm soát tất cả các khu vực và hệ thống tiêu thụ nhiều năng lượng nhất, bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị tiêu thụ công suất điện lớn vào giờ cao điểm. Tối ưu hóa các loại thiết bị có mức sử dụng điện năng cần thiết vừa đủ để tránh sự lãng phí điện năng, không để các thiết bị điện hoạt động không tải, và tận dụng các nguồn nhiệt dư thừa để tái sử dụng năng lượng hiệu quả.
Trong công nghiệp, các hoạt động cải tiến liên tục (Kaizen) là một cách để thúc đẩy cải tiến về năng suất của người công nhân, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, không gian và tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian sản xuất, đơn giản hóa quá trình làm việc, giảm phế liệu và khuyết tật, đồng thời giảm thiểu chi phí.
Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị định kỳ
Cùng với đó, lên kế hoạch tiết kiệm năng lượng trong công ty bằng nhiều hình thức, như tổ chức vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị nhằm duy trì độ bền cho các thiết bị, máy móc, tiết kiệm chi phí.
Việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp như trên sẽ làm giảm năng lượng tiêu tốn không cần thiết trong quá trình sản xuất, giúp giảm chi phí điện năng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất.