Trao đổi thương mại Việt Nam – Na Uy năm 2013
Việc giảm kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 so với năm 2012 chủ yếu là do việc giảm xuất khẩu mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng; việc giảm kim ngạch nhập khẩu chủ yếu do việc giảm nhập khẩu sản phẩm phân bón và sản phẩm từ sắt thép.
Tình hình XNK giữa Việt Nam và Na Uy
Đơn vị tính: triệu USD
| 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 |
Xuất khẩu | 38,06 | 49,15 | 93,8 | 51,43 | 74,09 | 89,778 | 125,797 | 109,577 |
Nhập khẩu | 23,53 | 24,59 | 76,8 | 66,23 | 129,51 | 165,974 | 131,282 | 131,216 |
Tổng KN XNK | 61,58 | 73,74 | 170,6 | 117,66 | 203,60 | 255,752 | 257,079 | 240,793 |
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Na Uy bao gồm: hạt điều, dệt may; giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, v.v...
Tình hình xuất khẩu giữa Việt Nam và Na Uy của từng mặt hàng cụ thể
Đơn vị tính: triệu USD
Mặt hàng | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 |
Giày dép các loại | 8,679 | 12,195 | 14,394 | 16,928 | 18,945 |
Hàng dệt, may | 7,080 | 10,575 | 14,779 | 12,455 | 21,825 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 2,017 | 2,093 | 3,035 | 3,394 | 3,744 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 6,359 | 5,801 | 7,963 | 10,828 | 8,938 |
Hạt điều | 4,248 | 5,967 | 7,005 | 5,163 | 5,283 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng | 0,194 | 0,242 | 0,326 | 34,922 | 0,159 |
Nguồn: Hải quan Việt Nam
Tình hình nhập khẩu giữa Việt Nam và Na Uy của từng mặt hàng cụ thể
Đơn vị tính: triệu USD
Mặt hàng | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 |
Hàng thủy sản | 17,801 | 16,250 | 33,498 | 41,509 | 46,432 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 29,241 | 78,023 | 83,632 | 35,682 | 36,795 |
Phân bón các loại | 1,268 | 10,138 | 18,923 | 21,716 | 19,000 |
Sản phẩm hóa chất | 0,973 | 2,217 | 2,689 | 2,572 | 2,793 |
Sản phẩm từ sắt thép | 2,738 | 3,215 | 4,751 | 2,702 | 2,196 |
Nguồn: Hải quan Việt Nam
Đại đa số hàng xuất khẩu Việt Nam không nhập khẩu vào Na Uy, mà thông qua thị trường Thụy Điển, Đức và Hà Lan. Hiện nay Na Uy đang có mong muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường châu Âu – thị trường chủ lực của Na Uy – đang có nguy cơ suy thoái do tác động của khủng hoảng nợ công, và có xu hướng chuyển hướng sang một số thị trường mới nổi ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường các hoạt động tiếp thị hàng tại Na Uy để phát triển thị trường và xâm nhập trực tiếp vào thị trường tiềm năng này.