Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình kinh kế Mỹ Latinh 9 tháng đầu năm 2014

Tại Báo cáo triển vọng kinh tế Mỹ Latinh và Caribe ngày 04 tháng 8 năm 2014, Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh (CEPAL) dự báo tăng trưởng GDP trung bình của khu vực trong năm nay là 2,2%, giảm 0,5% so với dự báo hồi tháng 4 vừa qua.

Kinh tế khu vực tăng trưởng chậm lại là do các nguyên nhân như: nhu cầu ngoài khu vực giảm, nhu cầu và tiêu thụ của các nước nội khối đang đi xuống và chưa có dấu hiệu phục hồi, đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong khu vực chưa đủ để giúp phục hồi kinh tế, dư địa tài chính hạn hẹp không cho phép áp dụng các chính sách và biện pháp khuyến khích tăng trưởng.

Báo cáo cũng nêu rõ từ quý III năm 2013 kinh tế khu vực tăng trưởng chậm lại và xu hướng này vẫn tiếp tục diễn ra trong nửa đầu năm nay. Tăng trưởng GDP trung bình của toàn khu vực sẽ chỉ đạt 2,2% năm 2014, thấp hơn so với mức 2,5% năm 2013. Tuy nhiên với sự phục hồi từng bước của một số nền kinh tế ở các nước phát triển sẽ giúp tạo ra sự thay đổi tích cực hơn vào các tháng cuối năm. Trong khu vực Panama sẽ là nước đạt mức tăng trưởng cao nhất (6,7%) tiếp đến là Bolivia (5,5%); Colombia, Cộng hòa Dominic và Ecuador (5%); Peru (4,8%); Chile (3%); Mexico (2,5%, năm 2013 là 1,1%), Brazil (dưới 1,4%, năm 2013 là 2,5%). Các đảo quốc trung Mỹ, Haiti và Cộng hòa Dominic là 4,4%. Tiểu khu vực nam Mỹ là 1,8%, sự tăng trưởng trong tiểu khu vực này không đồng dều. Các quốc gia vùng Caribe sẽ tăng 2% cao hơn so với 1,2% của năm 2013. Đối với Argentina, GDP trong năm nay sẽ không có tăng trưởng và kinh tế Venezuela sẽ giảm 0,5%, cả hai nước này sẽ có tỉ lệ lạm phát cao nhất khu vực.

Theo phân tích của CEPAL, việc kinh tế Mỹ phục hồi nhanh hơn trong năm nay và năm tới sẽ tạo thuận lợi cho tăng trưởng của Mexico và các nước Trung Mỹ, còn tăng trưởng của kinh tế vương quốc Anh và một số nền kinh tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ có tác động tích cực đối với các quốc gia tiểu vùng Caribe do lượng khách du lịch đến các nước này tăng cao. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong năm 2014 là rủi ro lớn nhất đối với các nền kinh tế của khu vực dựa vào xuất khẩu nguyên liệu và khoáng sản khi Trung Quốc không duy trì được tỷ lệ tăng trưởng GDP trên 7%.

Các thách thức trung hạn của khu vực là nhu cầu của thế giới với các nhóm hàng xuất khẩu cơ bản của Mỹ La Tinh và Caribe chậm phục hồi và nguồn tài chính từ bên ngoài đổ vào khu vực hạn hẹp hơn. Do vậy trong bối cảnh của tình hình mới, CEPAL khuyến cáo các chính sách vĩ mô trong điều hành kinh tế cũng như các biện pháp nhằm hướng tới khuyến khích và thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn của các nước Mỹ La Tinh và Caribe cần phải có sự liên kết và phối hợp chặt chẽ hơn.

Tăng trưởng GDP của các nước trong khu vực giai thời kỳ 2011-2014
 
Nước 2011(%) 2012(%) 2013 (%) 2014*(%)
Argentina 8,6 0,9 3,0 0,2
Bolivia 5,2 5,2 6,8 5,5
Brazil 2,7 1,0 2,5 1,4
Chile 5,8 5,4 4,1 3,0
Colombia 6,6 4,0 4,7 5,0
Costa Rica 4,5 5,1 3,5 4,0
Cuba 2,8 3,0 2,7 1,4
Ecuador 7,8 5,1 4,5 5,0
El Salvador 2,2 1,9 1,7 2,3
Guatemala 4,2 3,0 3,7 3,5
Haiti 5,5 2,9 4,3 3,5
Honduras 3,8 3,9 2,6 3,0
Mexico 3,9 4,0 1,1 2,5
Nicaragua 5,7 5,0 4,6 5,0
Panama 10,8 10,2 8,4 6,7
Paraguay 4,3 -1,2 13,6 4,5
Peru 6,5 6,0 5,8 4,8
Cộng hòa Dominic 4,5 3,9 4,1 5,0
Uruguay 7,3 3,7 4,4 3,0
Venezuela 4,2 5,6 1,3 -0,5
Mỹ Latinh 4,4 3,0 2,6 2,2
Antigua and Barbuda -2,0 3,3 0,6 1,6
Bahamas 1,1 1,0 0,7 2,3
Barbados 0,8 0,0 -0,7 0,5
Belice 2,1 4,0 0,7 0,5
Dominic 0,2 -1,2 -0,7 1,2
Granada 0,8 -1,8 1,9 1,9
Guyana 5,4 4,8 5,3 4,5
Jamaica 1,3 -0,2 0,1 1,2
Saint Kitts and Nevis 1,7 -1,2 2,0 3,1
San Vicents and Granadians -0,4 1,6 2,8 1,5
Santa Lucia 1,4 -1,3 -0,5 2,3
Suriname 5,3 3,9 4,4 4,4
Trinidad and Tobago -2,6 1,2 1,6 2,0
Tiểu vùng Caribe 0,1 1,1 1,2 2,0
Mỹ Latinh và Caribe 4,3 2,9 2,5 2,2
(Nguồn: Ủy ban Kinh tế Mỹ la Tinh và Caribe)
 
Trên thực tế, kinh tế các nước Mỹ Latinh đang tăng trưởng chậm hơn so với dự báo của CEPAL. Trong 7 tháng đầu năm nay, GDP của Brazil chỉ tăng 0,2%. Argentina đang đối mặt với lạm phát cao, đồng nội tệ rớt giá mạnh so với đồng USD, khả năng thanh toán nợ nước ngoài đặc biệt là các khoản nợ với chủ các quỹ đầu cơ trái phiếu nhà nước đang có nguy cơ mất khả năng thanh toán, GDP trong 7 tháng đầu năm chỉ tăng 0,3%. Kinh tế Peru cũng đang tăng trưởng chậm lại, Chính phủ đã phải nhiều lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng trong năm nay từ 5,8% hồi đầu năm xuống còn 4,7% vào tháng 4, xuống 4,2% vào tháng 6 và ngày 15 tháng 9 lại điều chỉnh xuống 3,5%.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website