Sản xuất gạo khu vực Tây Phi dù tăng cũng không làm giảm lương nhập khẩu gạo của khu vực này
Các nước trong khu vực có sự tiến triển trái ngược sau; trong khi sản lượng gạo tại các nước như Bénin, Bờ Biển Ngà, Gambia, Ghi nê Bissau tăng 7% so với mùa vụ 2016/2017, thì sản lượng tại các nước như Burkinaa Faso, Ghana, Ghi nê, Mali và Sierra Léon lại giảm ( như bảng dưới đây ). Nhìn chung toàn khu vực Nam Sahara, sản lượng gạo mùa vụ 2017/2018 giảm gần 2% .
Về nhập khẩu, sản lượng gạo nhập khẩu sẽ tăng khoảng 6%, đạt mức 8,485 triệu tấn. Lượng gạo nhập khẩu tăng đối với hầu hết các nước trong vùng trừ Mali , Nigeria và Togo có mức nhập khẩu tương đối ổn định. Các nước có mức tăng nhập khẩu gạo mạnh nhất gồm Siera Leon (25%) , Bờ Biển Ngà (15%) và Cộng hòa Ghi nê (11%) .
Số liệu về sản xuất và nhập khẩu gạo khu vực Tây Phi
(gạo thành phẩm 1.000 tấn)
Sản xuất | 2015/2016 | 2016/2017 | 2017/2018 |
BENIN | 131 | 138 | 151 |
BURKINA FASO | 211 | 250 | 244 |
BỜ BIỂN NGÀ | 1399 | 1335 | 1430 |
GAMBIA | 45 | 32 | 36 |
GHANA | 385 | 396 | 390 |
GHI NÊ | 1351 | 1435 | 1386 |
GHI NÊ BISSAU | 102 | 112 | 120 |
LIBERIA | 186 | 170 | 170 |
MALI | 1515 | 1800 | 1735 |
NIGER | 60 | 72 | 75 |
NIGERIA | 2709 | 2700 | 2772 |
SENEGAL | 616 | 647 | 680 |
SIERRA LEON | 801 | 801 | 756 |
TOGO | 77 | 80 | 80 |
Toàn khu vực Tây Phi | 9588 | 9968 | 10025 |
Toàn khu vực Nam Sahara | 14835 | 15281 | 14999 |
Nhập khẩu | 2015/2016 | 2016/2017 | 2017/2018 |
BENIN | 425 | 450 | 475 |
BURKINA FASO | 350 | 350 | 375 |
BỜ BIỂN NGÀ | 1250 | 1300 | 1500 |
GAMBIA | 155 | 160 | 165 |
GHANA | 610 | 650 | 675 |
GHI NÊ | 580 | 650 | 725 |
GHI NÊ BISSAU | 130 | 130 | 140 |
LIBERIA | 200 | 250 | 260 |
MALI | 170 | 100 | 100 |
NIGER | 300 | 310 | 320 |
NIGERIA | 2100 | 2200 | 2200 |
SENEGAL | 1020 | 1000 | 1050 |
SIERRA LEON | 290 | 280 | 350 |
TOGO | 150 | 150 | 150 |
Toàn khu vực Tây Phi | 7730 | 7980 | 8485 |
Toàn khu vực Nam Sahara | 11818 | 12480 | 13285 |
Theo báo cáo của bộ phận nghiên cứu kinh tế thuộc USDA , khu vực Nam Sahara là khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất của thế giới, chủ yếu là gạo giá rẻ từ Châu Á; trong khi khu vực này là khu vực nhận gạo viện trợ nhiều nhất từ Hoa Kỳ .
Việt Nam là một trong các nước cung cấp gạo thương mại lớn nhất cho Châu Phi và có thể tiếp tục cung cấp nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) trong 9 tháng đầu năm nay, tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đi tất cả các thị trường tăng 19,6% về số lượng, đạt mức trên 4,5 triệu tấn; tăng 18% về kim ngạch, đạt khoảng 2 tỷ USD. Trung quốc là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 38%; tiếp theo là Philipine và Malaysia. Từ tháng 6 đến nay, nhu cầu đối với gạo Châu Á tăng mạnh, làm cho giá gạo tăng lên mức trên 400 USD /tấn. Hiệp hội lương thực Việt Nam kêu gọi các công ty xuất khẩu gạo cần đa dạng thị trường tiêu thụ, không nên tập trung quá nhiều vào thị trường Trung quốc; cần tăng cường xuất khẩu hơn nữa sang khu vực Châu Phi