Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phản ứng của Italia đối với Brexit

Thủ tướng Italia, Matteo Renzi, kêu gọi một cuộc họp bất thường vào sáng thứ Sáu khi các thị trường toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn bởi quyết định gây sốc của Anh rời khỏi EU.

 

 

1. Renzi kêu gọi cuộc họp khẩn cấp

Khi thấy kết quả 51,9% các cử tri Anh chọn rời khỏi EU, Renzi triệu tập các nhà tài chính, kinh doanh hàng đầu của đất nước về nhà riêng của mình tại Palazzo Chigi để trao đổi về vấn đề này.

Thành phần họp: Bộ trưởng ngoại giao Paolo Gentiloni, Bộ trưởng kinh tế Pier Carlo Padoan, Bộ trưởng Bộ PTKT Carlo Calenda và Thống đốc ngân hàng Italia Ignazio Visco.

“Chúng ta cần thay đổi EU, làm cho nó công bằng và nhân bản hơn. Châu Âu là nhà của chúng ta, tương lại của chúng ta”

Brexit xảy ra vào thời điểm nhạy cảm đối với Thủ tướng Matteo Renzi, người phải đối mặt với cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 10 tới.

2. EU và Anh nên sớm hoàn tất thủ tục phát lý cho Brexit (CNBC)

Nguyên Thủ tướng Italia Enrico Letta phát biểu trên CNBC: các nước EU còn lại phải hành động ngay lập tức để ngăn chặn sự bất ổn do Brexit tạo ra.

Sau kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, ông Enrico Letta cho biết ông mong muốn EU và Anh sớm hoàn tất thủ tục pháp lý để Anh rời khỏi EU trong thời gian ngắn nhất và EU phải có những biện pháp để ngăn chặn các cuộc trưng cầu dân ý tương tự tại các nước khác.

Tuy nhiên ông Boris Johnson, nguyên thị trưởng London nói “không cần thiết phải vội vàng”. Letta cho rằng phát biểu của Johnson là “một trò đùa”, những người ủng hộ Brexit không thể có chiếc bánh và thưởng thức nó. Họ không thể nói rằng “vâng chúng tôi quyết định rời khỏi EU nhưng chúng tôi không muốn áp dụng điều 50 của Hiệp ước”.

Letta rất buồn về kết quả của cuộc bỏ phiếu. Theo ông, các nước thành viên EU cần đoàn kết, thống nhất để có tiếng nói chung, khẳng định sứ mệnh của mình tại châu lục này.

Được thành lập vào năm 1951, đến nay EU có 28 thành viên, bao gồm có Anh và các quốc gia sáng lập Đức, Ý, Pháp. EU tiếp tục được mở rộng với sự tham gia của hầu hết các nước châu Âu.

3. Một hiện tượng Italexit khó có thể xảy ra.

Ông Luca Marino, giáo sư kinh tế học châu Âu tại trường Đại học Sapienza University Rome cho biết không khí chính trị của Italia hiện nay sẽ không ủng hộ cho một cuộc trưng cầu dân ý tương tự như Brexit.

Italia củng cố quyết tâm ở lại EU, tuy nhiên, Brexit đã tác động mạnh đến chính trị nước Italia. Italia mất một đồng minh chính trị mạnh nhất trong khối. Việc ra đi của Anh sẽ làm tăng quyền lực của Đức trong EU.

Việc Anh rời khỏi EU ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ của Italia, đứng đầu số người đến Vương quốc Anh làm việc và học tập hàng năm.

Mức lương thấp và thị trường lao động bất ổn định đã khiến các sinh viên Italia khi tốt nghiệp thường tìm cơ hội việc làm tại các công ty của Anh trong nhiều năm qua.

Italia xuất khẩu nhiều thực phẩm và linh kiện điện tử sang Anh. Khó có thể nói điều gì sẽ xảy ra, ông Marino cho biết ông hi vọng ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế Italia từ Brexit sẽ không đáng kể.

Tuy nhiên, Italia cần sớm tìm ra các biện pháp để ngăn chặn những tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

4. Tăng trưởng kinh tế Italia bị chững lại do Brexit (Reuters)

Bộ trưởng tài chính Italia Pier Carlo Padoan cho biết việc Anh rời khỏi EU tác động tiêu cực đến tài chính công, khiến tăng trưởng kinh tế Italia chậm hơn so với dự kiến ban đầu.

Bộ trưởng Padoan trả lời phỏng vấn trên tờ Corriere della Sera “chúng ta phải rất rõ ràng: một điều không thể loại trừ rằng sau Brexit, vì những lý do ngoài tầm kiểm soát, bức tranh kinh tế xấu đi và tăng trưởng kinh tế Italia sẽ chậm lại”.

Hiện dự báo tăng trưởng kinh tế của chính phủ Italia là 1,2% trong năm nay. Nợ công của Italia là 133% tổng sản phẩm quốc nội, cao nhất trong khu vực eurozone sau Hy Lạp.

Unicredit, ngân hàng lớn nhất Italia cho biết, sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit, ngân hàng đã giảm mức dự báo tăng trưởng của Italia trong khoảng 0,2% đến 0,7%, giảm nhiều so với mức dự báo 1,2% trước đây.

Theo Bộ trưởng Padoan, để tránh những rủi ro “không thể đoán trước” có thể xảy ra, hậu quả của Brexit có thể khiến các quốc gia khác yêu cầu rời khỏi EU, EU hiện phải xem xét lại những vấn đề ưu tiên.

Châu Âu không chỉ lo lắng về các ngân hàng. Những chính sách chung không chỉ còn tác động đến ngân hàng mà còn tác động đến nhập cư, an ninh, chống bất bình đẳng...

5. Brexit, những ngày sau đó: một châu Âu mới (Emirates247)

Bộ trưởng Ngoại giao Đức cho biết các nước sáng lập ra EU muốn Anh rời khỏi EU “càng sớm càng tốt” để tránh cho khối mắc kẹt trong tình trạng “lấp lửng”.

Pháp:

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp thúc giục Anh nhanh chóng chỉ định Thủ tướng mới để triển khai quá trình rời khỏi EU của Anh.

“Một Thủ tướng mới phải được chỉ định và sẽ mất một vài ngày” Bộ trưởng Jean-Marc Ayrault phát biểu với báo chí tại cuộc đàm phán khủng hoảng ở Berlin về tác động của Brexit.

Italia:

Các bộ trưởng Italia cảnh báo rằng Liên minh châu Âu phải thay đổi hướng hoặc có nguy cơ sụp đổ sau cuộc bỏ phiếu Anh rời khỏi EU.

Bộ trưởng tài chính Italia Pier Carlo Padoan cho biết “những điều không thể tưởng tượng đang xảy ra. Một phản ứng kép do Brexit đang diễn ra, một là chính trị, một là tài chính. Tài chính, ít nhất đến bây giờ đang bị giới hạn. Tôi lo lắng nhiều hơn về chính trị.”

Ngoại trưởng Paolo Gentiloni cũng cảnh báo chúng ta thật “ngây thơ” khi đánh giá thấp tầm ảnh hưởng của việc Anh rời khỏi EU trong tình trạng chống EU khắp châu lục. Anh không chỉ là một trong 28 thành viên, Anh có tầm ảnh hưởng lớn đối với thị trường tài chính và quốc tế.

Thổ Nhĩ Kỳ:

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết quyết định của người Anh trong cuộc trưng cầu dân ý là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới cho nước Anh và EU.

Đức:

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier khẳng định rằng EU sẽ vượt qua cú sốc của Brexit.

Tại cuộc họp ở Berlin với 6 nước sáng lập EU, Ngoại trưởng Đức phát biểu “tôi tin tưởng các nước này cũng sẽ gửi một thông điệp rằng chúng ta sẽ không cho phép bất kỳ ai lấy mất EU từ tay chúng ta”.

Ngoại trưởng Steinmeier gọi Liên minh châu Âu là “một dự án thành công của hòa bình và ổn định” và khẳng định “một mong muốn mạnh mẽ” để bảo vệ và củng cố nó.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website