Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ô-xtơ-rây-li-a cân nhắc việc tăng thuế hàng hóa và dịch vụ

Theo ông Martin Parkinson, Bí thư Bộ Ngân khố Ô-xtơ-rây-li-a cho biết Ô-xtơ-rây-li-a sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó với suy thoái kinh tế trong thập kỷ tới và không nên trông chờ vào việc tăng thuế thu nhập để cải thiện ngân sách. Ông cũng cho biết chính phủ đang cân nhắc việc tăng thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and servies tax - GST) để giảm bớt gánh nặng về thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ông Martin Parkinson cảnh báo nếu muốn ngân sách phát triển bền vững thì Ô-xtơ-rây-li-a còn rất nhiều việc phải làm trong việc cắt giảm chi tiêu. Theo ông, “ngân sách chỉ có thể thặng dư dựa trên những quyết định chính trị và quyết tâm của từng cá nhân”. Hôm qua ông Parkinson đã đưa ra những lời giải thích rõ rang và toàn diện nhất về chính sách tài khóa gắt gao mà chính phủ đang chuẩn bị để trình lên quốc hội. Ông cũng chỉ trích ý kiến của ông Chris Bowen, phát ngôn phụ trách ngân khố của phe đối lập, đưa ra là ngân sách có thể thặng dư trong vòng 5 năm tới, theo ông muốn đạt được điều đó thì GDP của Ô-xtơ-rây-li-a phải có một sự “tăng trưởng kỳ diệu” là 5,25%/năm trong khi đầu tư vào ngành khai khoáng bị giảm mạnh.

Lời cảnh báo của ông Parkinson được đưa ra trong lúc công ty BP thông báo sẽ dừng hoạt động của nhà máy lọc dầu tại Brisbane và côngty Philip Morris tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất thuốc lá tại Melbourne do giá nhân công cao và thị trường Ô-xtơ-rây-li-a không đáp ứng được hoạt động của họ, điều đó có nghĩa là 530 lao động sẽ bị mất việc làm. Ông cho biết dựa trên những kết quả của nửa năm tài khóa tính đến tháng 12/2013 thì đến năm 2023-2024 ngân sách sẽ bị thâm hụt nhẹ khoảng 0,5% GDP. Dự đoán lạc quan này được đưa ra dựa trên hai yếu tố là kinh tế Ô-xtơ-rây-li-a về dài hạn vẫn phát triển theo chiều hướng tốt và thuế thu nhập cá nhân sẽ không bị cắt giảm. Ông cho biết nếu hai yếu tố trên không được đảm bảo thì tình hình tài chính và vấn đề đảm bảo có một nền tài chính bền vững sẽ thực sự trở thành một thách thức cho Ô-xtơ-rây-li-a.

Ô-xtơ-rây-li-a đã có 22 năm phát triển liên tục, đó là một thời gian kỷ lục mà không có nước phát triển nào đạt được, trừ Hà Lan đã có 26 năm rưỡi phát triển liên tục sau khi phát hiện ra dầu mỏ ở biển Bắc. Nếu kinh tế Ô-xtơ-rây-li-a tiếp tục phát triển đến năm 2023-2024 thì sẽ gấp đôi kỷ lục phát triển liên tục của các nước phát triển. Tuy nhiên ông Parkinson cho rằng trong 10 năm tới mà không cắt giảm thuế thì về mặt chính trị khó mà đạt được. Trong vòng hơn một năm qua, với mỗi đô la thu được thì người lao động đã phải trả 39 xu thuế trong khi 10 năm trước họ chỉ phải trả 31,5 xu. Theo tính toán đến năm 2023-2024 một người lao động làm việc đầy đủ sẽ phải trả 28% thuế thu nhập, so với mức 23% hiện nay, có nghĩa là thuế sẽ chiếm hơn ¼ thu nhập của họ. Ngoài những khó khăn về chính trị, việc không cắt giảm thuế trong một thời gian dài cũng không tốt cho nền kinh tế, lực lượng lao động và mức sống của người dân sẽ bị giảm đi. Hiện nay mức sống của người dân đang bị đe dọa do sản xuất giảm sút và giá hàng xuất khẩu cũng bị sụt giảm.

Từ năm 2007-2008, chính phủ của Công đảng mới lên cầm quyền khi đó cũng từng đề cập đến việc giảm thuế nhưng đúng vào thời điểm đó kinh tế Austrlia bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cho dù là các gói kích thích kinh tế đã bị cắt, chi tiêu thực tế của chính phủ trong vòng 10 năm qua đã tăng 40% trong khi tăng trưởng của cả nền kinh tế chỉ đạt 34%. Ông Parkinson cho rằng dù có cắt giảm thuế thu nhập và tăng thuế GST thì một nửa thu nhập của Ô-xtơ-rây-li-a hiện nay chủ yếu dựa vào thuế thu nhập cá nhân, giống như năm 1950. Tuy nhiên đến năm 2023 nếu như không giảm thuế thì 60% thu nhập của Ô-xtơ-rây-li-a là do thuế thu nhập cá nhân mang lại. Ông cũng cho biết theo các nghiên cứu mới đây, việc hạ thuế thu nhập và tăng thuế gián thu sẽ hỗ trợ việc tăng trưởng và nâng cao mức sống.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website