Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành thực phẩm chế biến của Rumani

Nhìn chung hoạt động nông nghiệp của Rumani hiện chưa được đầu tư và phát triển mạnh chủ yếu là do Nhà nước còn nhiều khó khăn về tài chính và điều kiện thời tiết khí hậu không được thuận lợi. Lao động nông nghiệp của Rumani hiện chiếm gần 30% lực lượng lao động cả nước, song nông nghiệp chỉ đóng góp được khoảng 6-7% tổng thu nhập GDP hàng năm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Rumani (INS), tổng diện tích đất trồng của Rumani hiện là 13,5 triệu ha, trong đó đa phần đã được tư nhân hóa, diện tích đất trồng bình quân khoảng 0,7 ha/đầu người.

Sản xuất nông nghiệp Rumani đang có tình trạng mất cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi do cơ cấu phân bổ đầu tư và ngân sách chưa hợp lý và đồng nhất. Riêng về trồng trọt chủ yếu tập trung vào phát triển cây ngũ cốc và cây hạt có dầu (70%), tuy nhiên năng xuất thu được thường rất thấp do phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu (bị hạn hán) và thiết bị canh tác (thiếu máy móc tự động hóa). Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu do tư nhân kiểm soát, có rất ít cơ sở chế biến gia súc gia cầm đạt tiêu chuẩn Châu âu, việc chăn nuôi gia súc thuần chủng để lấy thịt không được ưu tiên đầu tư do thị hiếu và tâm lý người tiêu dùng Rumani.

Do chăn nuôi không đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng trong nước nên hàng năm Rumani phải nhập khẩu một phần thịt lợn và thịt gà từ các nước EU. Trong khi đó Rumani phải xuất khẩu gia súc (bò, cừu, dê, v.v…) dưới dạng sống sang các nước lân cận như Bulgarie, Italie, Hy Lạp vì thiếu nhà máy chế biến thịt đạt tiêu chuẩn và đáp ứng yêu cầu chất lượng của các nhà phân phối thực phẩm lớn tại Rumani (Metro, Carrefour, Cora, Auchan, Kaufland, v.v…).

Về ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, nhờ sự hỗ trợ của chương trình phát triển nông thôn Rumani, gần đây nhiều dự án đầu tư nước ngoài về cải tạo, nâng cấp và hiện đại hóa các cơ sở chế biến thịt tại Rumani được triển khai. Các tập đoàn lớn của thế giới đã có mặt tại Rumani như Cargill (Mỹ), Roquette, Soufflet (Pháp), Martifer (Bồ Đào Nha) v.v… Tại tỉnh Timisoara (miền tây Rumani), tập đoàn Smithfield (Mỹ) đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt lợn xuất khẩu với công xuất chế biến trên 122.000 tấn thịt/năm.

Nhiều tập đoàn khác đến từ Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Italia cũng đang triển khai các dự án trong lĩnh vực sản xuất rượi vang tại 5 công ty rượi vang chính ở vùng biển Constanta của Rumani (gồm Cty Murfalar, Jidvei, Vincon, Cramele và Domeniile).Trong lĩnh vực liên doanh sản xuất đường cũng có các nhà đầu tư nước ngoài như Agrana (Áo), Sucre Union (Đức), Atalanta-Lemarco (Anh), Corabia (Liban), v.v…

Về lĩnh vực chế biến sữa: có các nhà đầu tư như công ty Danone (đến Bucarest từ năm1999), chuyên sản xuất sữa chua yaourt và các sản phẩm từ sữa (hiện chiếm khoảng 50% thị phần tại Rumani); Tổ hợp Tnuva của Istrael sản xuất sữaYoplait ở miền nam Bucarest từ năm 2007. Các nhà đầu tư khác như Hochiland (Đức) chuyên sản xuất pho-mát (46% thị phần), Công ty Friesland (Hà Lan), cổ đông chính của tập đoàn Napolact (chuyên về yaourt, pho-mát và kem) đang đầu tư tại tỉnh Transylvanie của Rumani. Ngoài ra tập đoàn Lactalis của Pháp (mua lại Công ty La Dorna từ năm 2008) cũng đang đầu tư nhà máy sản xuất pho-mát và sữa tiệt trùng UHT.

Trên thực tế hàng năm Rumani đang phải nhập khẩu với khối lượng tương đối lớn các mặt hàng thực phẩm chế biến như thịt lợn (tươi sống và đông lạnh), thịt gia cầm (gà, vịt), mía, rau hoa quả và sản phẩm sữa (khoảng 3,5-3,7 tỷ euro). Ngược lại Rumani cũng xuất khẩu trên 3 tỷ euro các sản phẩm như ngũ cốc, hạt cải dầu, hạt hướng dương, thuốc lá, thịt gia cầm, động vật sống, v.v… Đối tác chính trao đổi xuất nhập khẩu hàng thực phẩm với Rumani là các nước EU (chiếm tới 80% giá trị XNK), trong đó phải kể đến các nước như Hungarie, Đức, Hà Lan, Bulgarie, Italia, Pháp, Tây Ban Nha v.v…

Từ khi trở thành thành viên của EU 1/2007, do không còn hàng rào thuế quan giữa các nước trong khu vực nên các sản phẩm nông sản thực phẩm của Rumani phải đương đầu với sự cạnh tranh rất khốc liệt từ các nước EU khác.


Tin nổi bật

Liên kết website