Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành chăn nuôi heo, trái cây và rượu vang: các ngành Chile được hưởng lợi nhiều nhất CPTPP

Theo Nhật báo El Mercurio ngày 18 tháng 2 năm 2018, Hiệp định CPTPP sẽ cho phép hơn ba nghìn sản phẩm Chile với ưu đãi thuế mới vào các thị trường quan trọng của Châu Á - Thái Bình Dương. Chỉ riêng Nhật Bản sẽ có hơn 1.000 sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế không nằm trong FTA song phương. Nhưng không phải mọi thứ đều là "mật ngọt", bởi vì các nhà xuất khẩu sữa đặt ra những rủi ro từ hiệp định cho ngành sản xuất sữa trong nước.

Vào tháng 3 năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Chile Heraldo Muñoz đã kêu gọi các Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại của mười lăm nước thuộc vùng Thái Bình Dương họp tại Viña del Mar. Sự kiện này được tổ chức sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, công bố vào tháng một năm 2017 việc Hoa Kỳ rời khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tại thời điểm đó, 11 quốc gia còn lại đã đạt được thỏa thuận về việc các nhóm kỹ thuật tiếp tục làm việc để tìm ra phương thức giúp TPP có hiệu lực, không có sự hiện diện của nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Gần một năm sau sự kiện này, Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Nhật Bản, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam sẽ ký vào ngày 8 tháng 3 tới tại khách sạn Crowne Plaza Santiago Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), được biết đến nhiều hơn với tên TPP-11.

Những thay đổi nào từ TPP gốc cho phép các bên có thể đạt được một thỏa thuận? Trưởng nhóm đàm phán TPP Chile, Felipe Lopeandía, trong cuộc trò chuyện với Nhật báo "El Mercurio" giải thích rằng có 20 điều khoản, hầu hết thuộc chương về sở hữu trí tuệ, "tương ứng với các vấn đề hoặc lĩnh vực rất phức tạp đối với một số quốc gia trong cuộc đàm phán trước đó, và rằng đó là những lợi ích được ưu tiên trong chương trình đàm phán của Hoa Kỳ".

Cụ thể có một số điều về sáng chế dược phẩm và về việc thực thi quyền tác giả trên internet đã bị bỏ ra khỏi TPP -11. Ngoài ra, các bên đã sửa đổi các chương trình đầu tư, dịch vụ tài chính, thương mại và dịch vụ và môi trường. Ông Lopeandía cho biết: "Tất cả những điều khoản này đã được giải quyết thỏa đáng cho Chi-lê trong TPP-12 nhưng để không ảnh hướng tới 11 quốc gia thì chúng tôi nghĩ rằng việc sửa đổi đã đạt được một sự cân bằng mới".

Hơn 3.000 sản phẩm với mức thuế ưu đãi mới

Điều gì làm cho hiệp định này trở nên hấp dẫn đối với Chile, trong khi Chile có các FTA song phương với tất cả các nước của CPTPP?

Hiệp định mở ra cho các công ty của Chile việc có thể tham gia vào quá trình đấu thầu công cộng ở nước ngoài, điều này có thể khuyến khích nội địa hoá các doanh nghiệp trong nước, chủ yếu là các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ. Ông Lopeandía phát biểu: "Chúng tôi đang bổ sung các thị trường mà chúng tôi không có những điều khoản này trong các hiệp định song phương như Peru, Malaysia hay Việt Nam".

Ông cũng giải thích rằng hiệp định mới này có tất cả các lợi ích để tiếp cận thị trường bên ngoài của TPP trước đó, điều này có nghĩa là sẽ cải tiến việc nhập khẩu các sản phẩm Chile vào Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam và Canada.

Ví dụ, trong trường hợp của Nhật Bản, 1.027 sản phẩm không có trong FTA song phương sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi như thịt heo, gia cầm, trái cây có múi và các sản phẩm từ sữa... Các nhà sản xuất Chile cũng sẽ có cơ hội lớn hơn xuất khẩu rượu vang sang Malaysia, các sản phẩm nông nghiệp sang Việt Nam, hoặc các sản phẩm gia cầm và sữa vào Canada. Tổng cộng có hơn 3.000 sản phẩm không có hoặc với ưu đãi hạn chế trong FTA song phương hiện nay được bao gồm trong Hiệp định TPP-11.

Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà sản xuất thịt heo (Asprocer) Juan Carlos Domínguez nhận thấy lợi ích chính của TTP đối với các thành viên của Hiệp hội liên quan đến việc cắt giảm thuế và liên quan tới giá xuất xưởng (gate price) của thị trường Nhật Bản cho sản phẩm của hiệp hội. Ông giải thích: "Nhờ việc cắt giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng là 2,2% từ năm thứ nhất, và 0% vào năm thứ 10 kể từ khi hiệp định có hiệu lực, cùng với việc giảm giá gate price, Chile có thể thâm nhập thị trường thịt lợn ở Nhật với giá thấp hơn và cạnh tranh tại thị trường này".

Theo Asprocer, Chile xuất khẩu thịt heo tới các nước CPTPP đạt 141 triệu USD vào năm 2017, với Nhật Bản là đối tác số một về giá trị đạt 116 triệu USD, chiếm 25% xuất khẩu thịt lợn của Chile. Ông Domínguez cho biết: ´´Khi hiệp định có hiệu lực, các đơn hàng có thể tăng từ 10 đến 15%´´.

Thuế nhập khẩu cam và nho tươi vào Nhật Bản sẽ giảm

Đối với xuất khẩu trái cây, Chủ tịch của Hiệp hội các nhà xuất khẩu trái cây Chile (Asoex) Ronald Bown tin rằng việc ký kết TPP-11 sẽ không gây ra những thay đổi lớn cho ngành trái cây quốc gia, vì Chile đã có nhiều hiệp định thương mại song phương.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng hiệp định có thể cải thiện tình hình thuế quan đối với mặt hàng cam và nho tươi tại thị trường Nhật Bản. Quả cam hiện có mức thuế cố định là 32%, trong khi đó nho tươi cũng có mức thuế cao, và sẽ giảm dần trong vòng 15 năm. Ông nói: "Chúng tôi hy vọng rằng TPP-11 bao gồm các thuế quan cho cả hai trái cây này tương đương với mức thuế của các nước khác tham gia ký Hiệp định".

Trưởng khoa nghiên cứu của Hiệp hội Nông nghiệp quốc gia (SNA) Francisco Gana cho biết thêm các lợi ích khác của ngành công nghiệp nông nghiệp là các chuỗi có thể được thực hiện giữa các nước thành viên mà không mất nguồn gốc hay ưu đãi thương mại của Hiệp định. Ông giải thích:´´Ví dụ như các công ty Chile sẽ có thể nhập khẩu nguyên vật liệu từ một nước đối tác và tái xuất chúng sang một quốc gia khác trong hiệp định với mức thuế ưu đãi. Chile cũng sẽ có thể xuất khẩu nguyên vật liệu cho một nước thành viên để sản xuất và nước đó xuất khẩu sang nước khác trong hiệp định với mức thuế ưu đãi".

Các thị trường mới nổi như Việt Nam và Malaysia: các lựa chọn mới cho rượu Chile

Một ngành công nghiệp khác có thể hưởng lợi từ TPP-11 là ngành công nghiệp rượu vang. Wines of Chile cho biết mặc dù không có Hoa Kỳ và các lợi ích trong vấn đề thuế quan là không đáng kể, song hiệp định này là một cơ hội thú vị cho "các thị trường mới nổi" như Việt Nam và Malaysia.

Hiệp hội này cho biết: "Ở Việt Nam, mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người đã tăng 70% kể từ năm 2005. Chúng ta đang nói về một đất nước với khoảng 100 triệu dân. Điều tương tự đang xảy ra ở Malaysia với một tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng đang lựa chọn rượu vang như là biểu tượng tinh tế và đẳng cấp".

Trong trường hợp Nhật Bản, đối tác nhập khẩu thứ ba của rượu vang Chile và là đối tác nhập khẩu sâm banh số một của Chile, có một nguy cơ khác không liên quan đến việc ký TPP-11. Theo đại diện của Wines of Chile: "Việc ký kết thỏa thuận kinh tế giữa EU và Nhật Bản là một mối đe dọa mạnh mẽ hơn cho chúng ta´´.

Giá trị nhập khẩu rượu vang Chile của 10 quốc gia TPP vào năm ngoái đạt khoảng 380 triệu USD.

Úc và New Zealand là mối nguy cơ đối với các nhà sản xuất sữa Chile

Không phải tất cả ngành xuất khẩu đều có lợi. Chủ tịch điều hành của Hiệp hội các nhà xuất khẩu các sản phẩm sữa (Exporlac) Guillermo Iturrieta có quan điểm phê bình hơn về Hiệp định và cho biết về các rủi ro liên quan đến ngành công nghiệp sữa.

Trong năm 2017, Chile xuất khẩu 206 triệu USD sản phẩm sữa sang 37 thị trường, trong đó 24% đến các quốc gia TPP-11 như Peru và Mexico. Ông Iturrieta nói: "Chúng ta không xuất khẩu các sản phẩm sữa sang Úc, Brunei, Canada, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam. Trong đó Canada, Australia và New Zealand là nguy cơ đối với chúng ta do họ có chuyên môn cao trong ngành sữa´´

Ông cho biết thêm những nước như Việt Nam, các nhà sản xuất sữa Chile phải chờ đến năm nay để công bố giấy chứng nhận xuất khẩu và "Malaysia và Brunei vẫn chưa có một nghị định thư về các sản phẩm sữa. Nếu tại Nhật Bản có thể có được thương mại ưu đãi với hạn ngạch và mức thuế hợp lý hơn cho phô mai, thì chúng ta sẽ được hưởng lợi. Nếu việc ký kết TPP-11 giúp thúc đẩy các tiến trình đàm phán kiểm dịch động thực vật đang tồn đọng với các nước đó, thì sẽ có lợi cho ngành´´.

Các hiệp hội kêu gọi phê chuẩn nhanh chóng TPP-11

CPTPP hoặc TPP-11 sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi được Quốc hội của sáu nước thành viên thông qua. Ông Lopeandia cho biết: ´´Trong trường hợp Chile, sẽ là quyết định của chính quyền mới sẽ nhậm chức vào ngày 11 tháng 3. Họ sẽ là người quyết định thời điểm nào sẽ gửi trình Quốc hội để xem xét và thông qua´´.

Các Hiệp hội tin rằng việc thảo luận và phê duyệt Hiệp định nhanh chóng là cần thiết. Tổ chức SNA và Asoex dự báo: "Nếu thỏa thuận được phân tích một cách kỹ thuật, chúng tôi tin rằng việc phê duyệt sẽ không gặp trở ngại, vì những lợi ích của Hiệp định sẽ mang lại cho Chile´´.

Asprocer cũng chia sẻ quan điểm trên: "Chúng tôi hy vọng Quốc hội sẽ thảo luận nhanh chóng và không gặp trở ngại´´

Ông Guillermo Iturrieta, đại diện Exporlac, hy vọng rằng các nhà lập pháp "không nhân cuộc thảo luận thông qua CPTPP để có dịp lấy lòng các nhóm biểu tình phản đối và bôi nhọ thương mại quốc tế. Hy vọng họ sẽ vì lợi ích của đất nước và không vì lợi ích nhóm đường phố".

Xuất khẩu Chile theo ngành năm 2017

Xuất khẩu theo ngành

Các nước còn lại

CPTPP

Nông, lâm, thủy sản

92,4%

7,6%

Thủy sản

86,4%

13,6%

Nông nghiệp và hoa quả

92,7%

7,3%

Lâm nghiệp

75,2%

24,8%

Công nghiệp

78,5%

21,5%

Thực phẩm

73,8%

26,2%

Đồ uống và thuốc lá

78,9%

21,1%

Bột giấy, giấy và các loại khác

89,0%

11,0%

Đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ

67,7%

32,3%

Công nghiệp kim loại cơ bản

82,2%

17,8%

Các sản phẩm công nghiệp khác

79,6%

20,4%

Sản phẩm kim loại, máy móc và thiết bị

84,6%

15,4%

Hóa chất

80,9%

19,1%

Khai thác mỏ

85,5%

14,5%

Liti cacbonat   Li₂CO₃.

78,1%

21,9%

Đồng

85,7%

14,3%

Quặng Molypden

95,7%

4,3%

Sắt

85,4%

14,6%

Vàng

77,0%

23,0%

Đồng

88,3%

11,7%

Các kim loại khác

98,2%

1,8%

Muối thông thường không chế biến và natri clorua tinh khiết

95,1%

4,9%

Tổng cộng

83,4%

16,6%


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website