Hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư năm 2018 tại Zurich - Cơ hội cho doanh nghiệp Thuỵ Sỹ và Việt Nam
Hội nghị đã thu hút trên 70 nhà đầu tư đại diện cho các ngân hàng lớn, các Hiệp hội, doanh nghiệp tại Thuỵ Sỹ và một số doanh nghiệp Việt Nam như Becamex Binh duong T&T... đã tới dự.
Với chủ đề và các nội dung nhằm phổ biến các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp Thuỵ Sỹ vào Việt Nam, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (MPI)- ông Đỗ Nhất Hoàng , Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài đã có bài trình bày tại Hội nghị tổng quan về tình hình kinh tế, chính trị, các thay đổi về chính sách thu hút, kêu gọi đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Đặc biệt, các vấn đề về đơn giản hoá các thủ tục hành chính, cập nhật chính sách thương mại mới của Việt Nam đã được ông Nguyễn Mạnh Quyền tham tán Thương mại chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, tài liệu với cộng đồng doanh nghiệp tại Thuỵ Sỹ .
Trong nội dung toạ đàm, đại diện các doanh nghiệp, Công ty Becamex Binh duong cũng có bài trình bày về cơ hội và các dự án thu hút FDI vào Việt Nam cụ thể trong giai đoạn 2018-2020.
Hội nghị đã diễn ra trong bầu không khí thân thiện, cởi mở để các tổ chức, doanh nghiệp 2 nước tìm hiểu giao lưu. Đặc biệt các tổ chức quỹ, ngân hàng và nhà đầu tư phía bạn đang rất mong muốn tìm hiểu sâu các về các dự án, cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm kế hoạch phát hành cổ phiếu IPO của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, thủ tục đầu tư cho các dự án năng lương, bất động sản và sản xuất, XNK hàng Việt Nam vào Châu Âu.
Đánh giá chung về thương mại song phương: Trong năm 2017, xu hướng chính sách và các chương trình hỗ trợ XTTM Thuỵ Sỹ nhằm tăng xuất khẩu hàng cho DN Thuỵ Sỹ đã gây ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại 2 chiều không chỉ riêng cho Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến các nước đang Châu Á, có thâm hụt mậu dịch (về xuất siêu sang Thị trường Thuỵ Sỹ, bao gồm Việt Namđang xuất siêu trong nhiều năm trở lại đây). Trong 11 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của VN sang Thuỵ Sỹ có xu hướng giảm khoảng 3-5%%, và nhập khẩu vào Thuỵ Sỹ tăng trung bình 10-15% so với cùng kỳ năm trước. Ước thực hiện năm đạt 2,2 tỷ USD tăng 2% so với 2016. Nguyên nhân: +Do chính sách XTTM Thuỵ Sỹ đang hỗ trợ DN sở tại tăng năng lực xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, đặc biệt các DN vừa và nhỏ. + Chính sách giữ tỷ giá CHF cao so với đồng Euro, USD đã tạo lợi thế cho các nhà đầu tư Thuỵ Sỹ ra nước ngoài (thuê nhân công, thuê đất, chi phí tại nước ngoài giảm). Tạo lợi thế cho FDI của các DN có vốn Thuỵ Sỹ khi sử dụng CHF. + Việc tăng xuất khẩu 1 số mặt hàng của VN vào thị trường do các nguyên nhân chủ yếu sau: (i) VN có mạnh về các SP nông nghiệp, chế biến thuỷ sản, các DN tại VN có FDI, sẽ có lợi thế khi được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào VN bằng các đồng tiền mạnh như CHF và XK SP của họ /sản xuất từ VN) vào Châu Âu nhìn chung vẫn là thế mạnh; (ii) Xu hướng hỗ trợ XK hàng VN đang được Chính phủ khuyến khích thông qua các chương trình như nông nghiệp CNC, đánh bắt thuỷ sản… +Về FDI: Hiện nay Thuỵ Sỹ có 133 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đạt trên 2,5 tỷ USD, đứng thứ 17 trong danh mục các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam tính đến 12/2017 (theo nguồn MPI) +Thuỵ Sỹ có chiến lược Hợp tác phát triển mới của Thụy Sĩ dành cho Việt Nam giai đoạn 2017-2020. +Hiện nay, nhiều chính sách thương mại của Thuỵ Sỹ đang được thay đổi và có hiệu lực từ năm 2017 về bảo hộ DN XNK, tiêu chuẩn hàng hoá, bảo hộ sở hữu trí tuệ và đăng ký DN mới, đầu tư ra nước ngoài +Về chính sách quản lý hàng nhập khẩu của Thuỵ Sỹ: thường linh hoạt và thay đổi theo yêu cầu của thị trường đối với nhiều nhóm hàng (như nông sản) và được Chính phủ Thuỵ Sỹ vẫn trợ cấp mạnh. +Rào cản kỹ thuật và thương mại: Tiêu chuẩn hàng XNK của Thuỵ Sỹ có hệ thống riêng, phần lớn hài hoà với tiêu chuẩn EU. Tuy nhiên theo tùng ngành hàng và các chuỗi cung ứng, họ có thể bổ sung các tiêu chuẩn phụ để nâng cao chất lượng/ hạn chế hàng của các đối tác (ví dụ các chuỗi cung ứng lớn như: Migros, Denner, C&A có hệ thống các tiêu chuẩn phụ về chất lượng, bảo quản, bao bì nhãn mác…) +Về vận tải: Các DN Thuỵ Sỹ sử dụng phương pháp nhập khẩu qua đường hàng không trực tiếp cho các mặt hàng tươi sống (đạt khoảng 15 đến 20% tổng kim ngạch XNK trong tỷ trọng nhóm hàng nông thuỷ sản). Thị hiếu tiêu dùng: +Các siêu thị, chuỗi phân phối lớn nhập hàng VN theo các kênh của DN Châu Âu, dưới nhãn mác đồng thương hiệu (Tên nhà nhập khẩu/ siêu thị và tên nhà SX, XK của VN), được người tiêu dùng quan tâm hơn (với các mặt hàng thuỷ sản, nông sản). Động thái của các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam xu hướng biến động nhu cầu nhập khẩu các tháng cuối năm 2017 và 2018 đối với các mặt hàng: Hàng Việt Nam do hệ thống phân phối chưa có tại Thuỵ Sỹ nên chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Các chuỗi phân phối lớn nhập hàng VN theo các kênh của DN Châu Âu, dưới nhãn mác đồng thương hiệu sẽ được hưởng lợi nhuận lớn hơn nhiều so với các nhà cung cấp của VN (DN Xuất khẩu VN). Xu hướng nhóm DN Thái land, Trung Quốc, Ấn độ và Srilanca… sẽ đẩy mạnh việc liên kết sản xuất và ché biến với các công ty vốn FDI Thuỵ Sỹ đặt tại nước họ. Do vậy, các DN VN cần thay đổi phương thức, quy mô kinh doanh, tạo các liên kết, xây dựng SP XK đồng thương hiệu… sẽ có nhiều lợi thế hơn trong tương lai. |
Chi tiết liên hệ
Ông Nguyễn Mạnh Quyền,
Tham tán Thương mại
Commercial Counsellor, Head of Trade Office,
VIETNAM EMBASSY IN SWITZERLAND
Email [email protected]
[email protected]
Tel: (41).31 301 8334/ Fax (41).31 301 4681/Mobile 0041779850898
Stadtbachstrasse 42, 3012 Bern Switzerland