Một số hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi nợ tại Mỹ
Phạm vi kiểm soát của CFPB bao gồm nhiều loại hình giao dịch trên thị trường tín dụng tiêu dùng (thẻ tín dung, các khoản thế chấp, khoản vay của sinh viên,..), tuy nhiên, trong bài viết này tập trung vào hoạt động thu hồi nợ - hoạt động có nhiều sai phạm từ phía các công ty trong quá trình thực hiện tại Mỹ, đồng thời là chủ đề đang diễn ra tại thị trường tài chính Việt Nam và ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi người tiêu dùng.
Theo thống kê, từ tháng 8/2013 đến tháng 9/2015, chỉ riêng trong lĩnh vực thu hồi nợ, CFPB đã tiếp nhận và xử lý 80.663 vụ việc liên quan, chiếm 17% trong tổng số 460.252 vụ việc trong tất cả lĩnh vực khác.
Danh sách khiếu nại của người tiêu dùng trong lĩnh vực thu hồi nợ
()
Trong quá trình xem xét và xử lý các vụ việc trong lĩnh vực thu hồi nợ, CFPB đã ra phán quyết buộc nhiều công ty phải hoàn trả và đền bù tài chính cho nhiều người tiêu dùng. Cụ thể, ngày 01 tháng 10 năm 2015, CFPB đã buộc một công ty thanh toán cho người tiêu dùng số tiền tổng cộng là 44,1 triệu USD nhằm đền bù những tổn thất gây ra do hành vi thu nợ bất hợp phát gây nên. Ngày 18 tháng 12 năm 2014, một công ty cũng buộc phải thanh toán 2,5 triệu USD do thực hiện những hành vi thu hồi nợ bất hợp pháp. Trong những vụ việc nêu trên, CFPB phát hiện các công ty đã sử dụng nhiều chiêu thức lừa dối và gây nhầm lẫn để liên hệ với các khách hàng nhằm mục đích thu hồi nợ, cụ thể :
1. Mạo danh cuộc gọi từ công ty mua bán nợ
Bằng việc sử dụng phần mềm mạo danh cuộc gọi, các công ty đã xử lý cuộc gọi làm cho thông tin hiển thị trên máy khách hàng là một thông tin của công ty khác, không phải thông tin của công ty cung cấp dịch vụ tín dụng. Các thông tin khác này chủ yếu là gắn với tên của các công ty có chức năng thu hồi nợ. Thậm chí, trong thời gian nói chuyện, các công ty cũng cố tình mạo danh là nhân viên của công ty thu hồi nợ và kèm theo thông tin đe dọa về việc tịch thu tài sản trong trường hợp người tiêu dùng cố tình không trả nợ.
2. Mạo danh cuộc gọi từ công ty khác
Thay vì mạo danh là công ty thu hồi nợ, các công ty cung cấp dịch vụ có thể mạo danh cuộc gọi đến từ công ty giao bánh, giao hoa hoặc thậm chí là cuộc gọi của bạn bè hoặc người thân của khách hàng. Khi mạo danh như vậy, người tiêu dùng rất dễ bị dụ dỗ để cung cấp vị trí địa lý của họ hoặc các thông tin liên quan khác.
3. Đe dọa khởi kiện người tiêu dùng tại tòa án
Tại Mỹ, việc đe dọa khởi kiện vụ việc của người tiêu dùng ra tòa khi chưa có kế hoạch thực hiện là một hành vi phạm pháp theo quy định của Luật thu hồi nợ. Rất nhiều công ty đã đe dọa đưa vụ việc chậm trả nợ của người tiêu dùng ra khởi kiện hoặc áp dụng các thủ tục điều tra tại cac cơ quan quản lý nhà nước, trong khi thực tế các công ty không có kế hoạch thực hiện việc này. Cũng bằng việc mạo danh thông tin các cuộc gọi, các công ty làm cho người tiêu dùng nghĩ là cuộc gọi được thực hiện từ và bởi nhân viên của cơ quan điều tra, do vậy, sẽ khiến người tiêu dùng cảm thấy cần thực hiện trả nợ để tránh bị vướng vào vòng điều tra.
4. Lừa đảo là tài sản của người tiêu dùng đã bị xử lý (thu hồi, thay đổi quyền sở hữu)
Các công ty mạo danh thông tin cuộc gọi đến từ các đơn vị xử lý tài sản và thông báo là tài sản của người tiêu dùng đã bị xử lý hoặc đã bị chuyển quyền sở hữu. Các cuộc gọi này cũng thông báo rằng nếu người tiêu dùng trả một phần tiền thì việc xử lý tài sản của họ sẽ được dừng lại, tuy nhiên, thực tế chỉ khi người tiêu dùng thanh toán toàn bộ khoản nợ thì tài sản mới được phục hồi nguyên trạng hoặc thậm chí việc thanh toán dù chỉ một phần nợ cũng không ảnh hưởng tới trạng thái của tài sản.
5. Liên hệ với đồng nghiệp, người thân, bạn bè của người tiêu dùng khi chưa được phép của người tiêu dùng
Các công ty tự động liên hệ tới các thông tin tham khảo (do người tiêu dùng cung cấp trong quá trình lập hồ sơ tín dụng) như người thân, bạn bè, thậm chí là đồng nghiệp của người tiêu dùng để thông báo về khoản nợ của người tiêu dùng. Các công ty cũng sử dụng các chiêu thức như cố ý để cuộc gọi hiển thị tên các công ty xử lý nợ hoặc cơ quan điều tra liên bang, có nhắc tới tên của người tiêu dùng và hàm ý người tiêu dùng đang bị quá hạn nợ hoặc đang bị trong quá trình điều tra của cơ quan nhà nước.
6. Thuê một bên thứ ba (công ty thu hồi nợ) liên hệ với người tiêu dùng
Các công ty có thể bỏ tiền ra thuê một bên thứ ba thực hiện các cuộc gọi liên hệ tới người tiêu dùng giống như là từ một công ty thu hồi nợ. Tại Mỹ việc thuê một đơn vị mạo danh công ty thu hồi nợ là phạm pháp, trừ khi công ty thực sự có ý định chuyển vụ việc thu hồi nợ sang cho một công ty thu hồi nợ.
Bên cạnh các hành vi thu hồi nợ có dấu hiệu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, các công ty cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng cũng thường xuyên thực hiện các sai phạm, đặc biệt trong việc cung cấp các thông tin về mức lãi suất.
Trong những trường hợp phát hiện sai phạm, CFPB thường thực hiện những phán quyết đối với các công ty cung cấp dịch vụ như sau:
- Đền bù cho người tiêu dùng. Việc đền bù cho người tiêu dùng trong phần lớn vụ việc là bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản nhằm hoàn trả các chi phí mà người tiêu dùng bị thiệt hại.
- Chấm dứt các hành vi thu hồi nợ phạm pháp. Việc thu hồi nợ tại Mỹ được thực hiện theo quy định tại Luật thu hồi nợ, Luật cho vay trung thực và một số văn bản liên quan khác. Các quy định này không cho phép công ty cung cấp dịch vụ mạo danh bên thứ ba (công ty xử lý nợ, cơ quan điều tra, văn phòng luật sư) để liên hệ tới người tiêu dùng hoặc sử dụng các thông điệp đe dọa khởi kiện, đưa ra tòa, tịch thu tài sản của người tiêu dùng.
- Bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng. Việc tiết lộ về khoản vay của người tiêu dùng cho bên thứ ba mà chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng là vi phạm pháp luật. Các công ty phải chấm dứt hành động này. Việc đe dọa cung cấp thông tin về khoản nợ của người tiêu dùng cho bên thứ ba cũng là một hành vi phạm pháp và cần phải được chấm dứt thực hiện.
- Cung cấp cho người tiêu dùng hiện trạng chính xác và trung thực về khoản vay của họ. Những thay đổi liên quan đến mức lãi suất, thời hạn trả nợ khi thay đổi thì đều phải thông báo cho người tiêu dùng và phải được xác nhận đồng ý của người tiêu dùng.
Tại Việt Nam hiện nay thực trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Rất nhiều vụ việc liên quan trực tiếp tới hành vi thu hồi nợ của các công ty cung cấp dịch vụ tín dụng tiêu dùng đang vi phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín của người tiêu dùng và từ khía cạnh xã hội, đang ảnh hưởng tới sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường tài chính tại Việt Nam.
Trường hợp cần tư vấn thông tin hoặc hỗ trợ giải quyết tranh chấp về dịch vụ tín dụng tiêu dùng, người tiêu dùng liên hệ trực tiếp và miễn phí tới Cục Quản lý cạnh tranh, Nạp Tiền 188bet qua Tổng đài 1800.6838.