Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Maroc - Thị trường tiềm năng cho xuất khẩu Việt Nam

Chính phủ Maroc luôn coi trọng hợp tác với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Maroc đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế xã hội và hội nhập của Việt Nam trong những năm qua và coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng tại châu Á.

Tiềm năng trao đổi thương mại giữa hai nước còn rất lớn, đặc biệt còn nhiều mặt hàng và lĩnh vực của Maroc mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung khai thác hiệu quả như: khai khoáng, hóa chất, lương thực, nông thủy sản, dược phẩm...

Maroc có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm tiêu dùng bình dân, chất lượng và giá hợp lý. Một số mặt hàng của Việt Nam như cà phê, hạt tiêu, điện thoại và linh kiện, dệt may, giày dép, sắt thép các loại, cao su, giấy và sản phẩm từ giấy... đã có được chỗ đứng tại thị trường này.

Là nền kinh tế nhập siêu với nhu cầu nhập khẩu hàng năm xấp xỉ 40 tỷ USD, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng nhiên liệu và máy móc, thiết bị, hóa chất, chất dẻo nhân tạo, sắt thép, dược phẩm, ví, hàng điện tử, lúa mì, đường, sữa, cà phê, chè, ... là những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, có thể nói Maroc là thị trường có nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tập trung khai thác trong thời gian tới.

Trong những năm gần đây, Chính phủ Maroc chủ trương rà soát chính sách và cơ chế để ngày càng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài thiết lập kinh doanh tại Maroc, nhất là tại các đặc khu và khu công nghiệp mũi nhọn. Điều này mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu khả năng đầu tư, liên kết với các đối tác Maroc tại các khu công nghiệp và/hoặc khu thương mại tự do để sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào thị trường nội địa, cũng như sang thị trường các nước trong khu vực.

Nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Maroc, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan quản lý trong việc kiện toàn khung pháp lý và cơ chế hợp tác giữa hai nước, cũng như tư vấn các cơ hội kinh doanh cụ thể, rất cần sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp trong việc nắm bắt và tiếp cận thị trường, kiên trì vượt qua các rào cản để thâm nhập thành công và trụ vững tại thị trường Bắc Phi đầy tiềm năng này.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website