Khái quát chính sách phòng vệ thương mại của Maroc
Với các đối tác có cơ cấu hàng xuất khẩu về cơ bản không cạnh tranh trực diện với hàng hóa Maroc, trong đó có Việt Nam thì khả năng bị áp dụng các biện pháp phòng vệ như chống bán phá, chống trợ cấp là không cao.
Hàng hóa nhập khẩu vào Maroc được phải tuân thủ chặt chẽ các qui định về vệ sinh, kiểm dịch. Trước khi thông quan hàng hóa nhập khẩu, yêu cầu kiểm dịch đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm là bắt buộc với sự tham gia của đại diện chức trách có liên quan.
Về quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa, Maroc rất chặt chẽ trong vấn đề quy cách sản phẩm căn cứ theo hợp đồng ký kết. Maroc thường đưa vấn đề này ra hệ thống tòa thương mại để phán xử nếu có vi phạm hợp đồng. Mức chi phí cho các vụ việc rất cao và bên thua kiện phải chịu toàn bộ các chi phí phát sinh.
Nhìn chung, tiềm năng trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Maroc là rất lớn. Hai nước có sự gắn bó chặt chẽ từ trong quá khứ, là cơ sở vững chắc để hai bên tiếp tục thúc đẩy giao thương kinh tế, thương mại và xa hơn là đầu tư vì lợi ích của cả hai phía. Ngoài việc quan tâm đến chất lượng và giá cả sản phẩm, Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần chú ý tới những quy định về phòng vệ, vệ sinh, kiểm dịch và các rào cản kỹ thuật khác để xuất khẩu hiệu quả sang thị trường Maroc tiềm năng.