Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Thụy Sỹ đạt 700,3 triệu USD năm 2013

Mặc dù kinh tế thế giới trong năm 2013 còn nhiều thách thức với sự phục hồi tương đối chậm, tăng trưởng GDP của Thụy Sỹ trong năm 2013 đạt 1,8%. Năm 2014, dự báo tăng trưởng GDP của Thụy Sỹ sẽ đạt 2,3% do đang có đà phục hồi của ngành xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng tăng lên của thị trường nội địa.

Theo số liệu của Tổng Cục hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013 giữa Việt Nam và Thụy Sỹ đạt 700,3 triệu USD, giảm 12% so với năm 2012. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 289,5 triệu USD, giảm 27,2%; nhập khẩu đạt 410,8 triệu USD, tăng 3,2% so với năm 2012. Việc giảm kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 so với năm 2012 chủ yếu do giảm xuất khẩu vàng, đá quý và cà phê; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu do tăng nhập khẩu mặt hàng dược phẩm.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Thụy Sỹ năm 2013 như sau:

Kim ngạch mặt hàng

Giá trị (triệu USD)

2013

2012

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

75,852

135,192

Cà phê

1,536

39,599

Hàng thủy sản

70,104

59,233

Giày dép các loại

27,495

24,388

Máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện

10,057

13,213

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam từ Thụy Sỹ năm 2013 như sau:

Kim ngạch mặt hàng

Giá trị (triệu USD)

2013

2012

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

4,214

3,498

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

144,416

175,174

Dược phẩm

115,325

76,276

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

5,219

10,660

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

28,719

27,654

Nguyên phụ liệu dược phẩm

4,272

3,768

Nguồn: Hải quan Việt Nam

Cùng với chính sách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, việc Thụy Sỹ là nền kinh tế mạnh, ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là những thuận lợi cơ bản cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và công nghiệp giữa Việt Nam và Thụy Sỹ.

Tuy nhiên, đặc điểm của thị trường Thụy Sỹ là hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và tính nhân văn. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng hóa xuất khẩu cần nghiêm túc đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và tuyệt đối không xử dụng lao động trẻ em trong các dây chuyền sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website