Một số kết quả về xuất nhập khẩu với khu vực châu Á – châu Phi năm 2017
1. Kim ngạch xuất nhập khẩu
Năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) củaViệt Nam (VN) với các nước thuộc khu vực châu Á - châu Phi (AP) ước đạt 290,5 tỉ USD, tăng 23,96% so với năm 2016, chiếm 70,45% tổng kim ngạch XNK của VN với thế giới (TG). Trong đó, xuất khẩu (XK) của VN sang AP ước đạt 116,81 tỉ USD, tăng 28,58% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 55,87% so với XK của VN với thế giới; NK (NK) đạt 173,69 tỉ USD, tăng 23,63% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 85,45% so với NK của VN từ thế giới.
Bảng 1: Tình hình XNK sang khu vực châu Á– châu Phi
Ước 2017 (Tỉ USD) | Tăng/giảm so với 2016 | |
VNXK | 116,81 | 28,58% |
VNXK | 173,69 | 23,63% |
XNK | 290,5 | 23,69% |
Nhập siêu | 56,88 | 8% |
Nguồn: Vụ AP tính toán dựa trên số liệu XNK của Tổng cục Hải quan
- Riêng Khu vực châu Á:
Năm 2017, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam VN với các nước thuộc khu vực châu Á ước đạt 279,62 tỉ USD, tăng 24,2% so với năm 2016, chiếm 67,8% tổng kim ngạch XNK của VN với thế giới. Trongđó, XK của VN sang khu vực châu Á đạt 110,96 tỉ USD, tăng 29,9% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 53,1% so với XK của VN với thế giới; NK đạt 168,66 tỉ USD, tăng 20,7% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 83% so với NK của VN từ thế giới. Nhập siêu ước đạt 57,7 tỉ USD, tăng 6,4% so với năm 2016.
- Riêng Khu vực châu Phi:
Năm 2017, tổng kim ngạch XNK của VN với các nước thuộc khu vực châu Phi ướcđạt 3,58 tỉ USD, tăng 10,4% so với năm 2016, chiếm 0,87% tổng kim ngạch XNK của VN với thế giới. Trong đó, XK của VN sang châu Phi đạt 2,17 tỉ USD, giảm 1,03% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 1,04% so với XK của VN với thế giới; NK đạt 1,41 tỉ USD, tăng 34,4% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 0,69% so với NK của VN từ thế giới. Xuất siêu 2017 ở mức 759,1 triệu USD, giảm 33,5% so với năm 2016.
- Riêng khu vực châu Đại Dương (Úc và Niu Di-lân):
Năm 2017, tổng kim ngạch XNK của VN với các nước thuộc khu vực châu Đại Dương ước đạt 7,32 tỉ USD, tăng 21,86% so với năm 2016, chiếm 1,78% tổng kim ngạch XNK của VN với thế giới. Trong đó, XK của VN sang châu Đại Dương đạt 3,69 tỉ USD, tăng 14,5% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 1,77% so với XK của VN với thế giới; NK) đạt 3,63 tỉ USD, tăng 30,4% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 1,78% so với NK. Xuất siêu 2017 ở mức 67,2 triệu USD.
2. Cơ cấu thị trường
Xét về cơ cấu thị trường XK trong năm 2017:
- Trong tổng KNXK của VN ra TG, một số khu vực thịt rường trong khu vực AP đáng chú ý bao gồm: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Á và Nam Á đều có kim ngạch tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2016, lần lượt là 26%; 24,1%; 12% và 36%, chiếm tỷ trọng lần lượt là 50,8%; 10,4%; 4,1% và 2,5% XK củaViệt Nam ra thế giới.
- Trong tổng XK của VN sang khu vực AP, các khu Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á, châu Đại Dương, và châu Phi chiếm tỷ trọng lần lượt là 64,5%; 18,6%; 7,4%; 4,5%; 3,2%; và 1,9%.
Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường XK củaViệt Nam tại khu vực AP
- Động lực tăng trưởng chính của các khu vực thị trường Đông Bắc Á nằm ở sự tăng trưởng XK sang các thị trường trọng điểm như: Trung Quốc (ước đạt 33,7 tỉ USD, tăng 53,72%), Nhật Bản (ước đạt 16,7 tỉ USD, tăng 14,1%), Hàn Quốc (ước đạt 14,7 tỉ USD, tăng 29,3%), Hồng Công (ước đạt 7,6 tỉ USD, tăng 24,6%), Đài Loan (ước đạt 2,7 tỉ USD, tăng 12,4%)...
- Động lực tăng trưởng chính của các khu vực thị trường Đông Nam Á nằm ở sự tăng trưởng XK sang các thị trường trọng điểm như: Thái Lan (ước đạt 4,75 tỉ USD, tăng 28,9%), Malaysia (ước đạt 4,3 tỉ USD, tăng 27,8%), Indonesia (ước đạt 2,86 tỉ USD, tăng 9,2%), Singapore (ước đạt 3 tỉ USD, tăng 24,1%), Philippines (ước đạt 2,8 tỉ USD, tăng 27,9%), Campuchia (ước đạt 2,7 tỉ USD, tăng 23,9%).
- Động lực tăng trưởng chính của các khu vực thị trường Tây Á nằm ở sự tăng trưởng XK sang các thị trường trọng điểm như: UAE (ướcđạt 5,2 tỉ USD, tăng 3,54%), Thổ Nhĩ Kỳ (ước đạt 1,9 tỉ USD, tăng 42%), Isarel (ước đạt 712,6 triệu USD, tăng 28,6%).
- Động lực tăng trưởng chính của các khu vực thị trường Nam Á nằm ở sự tăng trưởng XK sang các thị trường trọng điểm như: Ấn Độ (ước đạt 3,7 tỉ USD, tăng 36,8%), Bangladesh (ước đạt 864,3 triệu USD, tăng 55,8%).
- Động lực tăng trưởng chính của các khu vực thị trường châu Phi nằm ở sự tăng trưởng XK sang các thị trường trọng điểm như: Ai Cập (ướcđạt 321,6 triệu USD, tăng 9,8%), Algeria (ước đạt 287,9 triệu USD, tăng 6,2%).
- Động lực tăng trưởng chính của các khu vực thị trường châu Đại Dương nằm ở sự tăng trưởng XK sang các thị trường trọng điểm như: Úc (ước đạt 3,2 tỉ USD, tăng 12,8%), Niu Di-lân (ước đạt 462,7 triệu USD, tăng 28,6%).
Xét về cơ cấu thị trường NK trong 2017
- Trong tổng KNNK của VN từ TG, một số khu vực thị trường trong khu vực AP đáng chú ý baogồm: Thị trường Tiếng Trung, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, đều có kim ngạch tăng so với năm 2016, lần lượt là 14,1%; 32,6%; 14,9%, chiếm tỷ trọng lần lượt là 35,2%; 30,8%; 13,6%.
- Trong tổng NK của VN từ khu vực AP, các khu vực thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á, châu Đại Dương, và châu Phi chiếm tỷ trọng lần lượt là 77,3%, 15,9%; 1,64%; 2,3%; 2,1%; và 0,81%.
Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường NK của VN trong khu vực AP
3. Cơ cấu mặt hàng
Nhóm hàng chế biến, chế tạo (Nhóm D) vẫn là nhóm mặt hàng có trị giá kim ngạch lớn nhất trong cơ cấu XK của Việt Nam sang AP, với kim ngạch XK trong 2017ước đạt xấpxỉ 84 tỉ USD, chiếm tới 71,9% tổng trị giá XK. Tiếp theo đó là nhóm hàng nông thủy sản (Nhóm A) với kim ngạch XK ước đạt 14,9 tỉ USD, chiếm 12,8% tổng giá trị XK. Nhóm hàng vật liệu xây dựng (Nhóm C) có kim ngạch XK ước đạt hơn 5,1 tỉ USD, chiếm khoảng 4,4% tổng giá trị XK của Việt Nam sang khu vực. Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (Nhóm B) có tổng kim ngạch ước đạt hơn 3,9 tỉ USD, chiếm khoảng 3,3% tổng giá trị XK của Việt Nam sang khu vực.
Biểu đồ 3: Cơ cấu nhóm hàng XK của Việt Nam tại khu vực AP
4. Một số đánh giá
- Nhìn chung trong năm 2017, hoạt động XNK với khu vực AP đã đạt kết quả ấn tượng với mức tăng trưởng cao (23,96%) so với năm 2016. Trong đó, XK sang khu vực AP đạt tốc độ tăng trưởng 28,58%, cao hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra (khoảng 10%).
- Điểm đáng chú ý trong hoạt động XK hàng hóa trong năm 2017 là việc kim ngạch XK của VN sang tất cả các khu vực thị trường của AP (Tiếng Trung, Đông Nam Á, Nam Á, Đông Bắc Á, Tây Á, châu Đại Dương, châu Phi) đều tăng và có tốc độ tăng cao, chủ yếu do sự gia tăng của sản lượng hàng hóa dẫn đến sự gia tăng về kim ngạch XK. Trong đó, Nhóm D là nhóm các mặt hàng chế biến, chế tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng XK của Việt Nam sang khu vực AP (chiếm 71,9%); tiếp đó là nhóm A các mặt hàng về nông lâm thủy sản; nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (nhóm B) có giá trị XK nhỏ nhất.
- XK rau quả của Việt Nam ra thế giới tiếp tục vượt dầu thô trong năm 2017 ước đạt xấp xỉ 3,5 tỉ USD (XK dầu thô ước đạt 2,8 tỉ USD), trong đó phần lớn là XK rau quả vào 3 thị trường của khu vực AP (XK sang Trung Quốc đạt gần 2,6 tỉ USD; Nhật Bản đạt 127 triệu USD; Hàn Quốc đạt 86 triệu USD).
- Nhập siêu năm 2017 tăng chủ yếu là do sự gia tăng của nhập siêu từ Hàn Quốc (ướcđạt 31,6 tỉ USD, tăng 52,4%). Tuy nhiên, nhập siêu từ Hàn Quốc chủ yếu là nhóm hàng máy móc, thiết bị phục vụ đầu tư trong nước và nhóm hàng nguyên nhiên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất công nghiệp và sản xuất hàng XK, chiếm gần 90% tổng kim ngạch NK từ Hàn Quốc.