Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu thị trường tiêu thụ gạo Ca-mơ-run

Với dân số khoảng 20 triệu người, nhu cầu tiêu thụ gạo của Ca-mơ-run vào khoảng 450.000 đến 550.000 tấn mỗi năm.

Hiện nay, sản xuất địa phương vào khoảng 70.000 tấn thóc/năm. Tuy nhiên, 80% trong số đó được xuất khẩu sang các nước láng giềng như Nigeria với giá rẻ do Ca-mơ-run không có nhà máy chế biến lúa gạo. Do vậy, nước này buộc phải nhập khẩu gạo với số lượng không ngừng tăng trong thời gian qua. Theo một cuộc điều tra, gạo nhập khẩu đáp ứng 87-90% nhu cầu trong nước và 90% người dân được hỏi không biết tìm mua gạo địa phương ở đâu.

Gạo là một trong những thực phẩm tiêu thụ nhiều nhất tại Ca-mơ-run. Có ¾ hộ gia đình ở đây ăn cơm từ 2 - 4 lần mỗi tuần và 3% người dân Ca-mơ-run tiêu thụ gạo hàng ngày.

Ca-mơ-run nhập khẩu gạo chủ yếu từ các quốc gia châu Á như Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Trung Quốc. Ngoài ra còn một số nước phương Tây khác như Pháp, Mỹ, Hà Lan cũng xuất khẩu gạo sang Ca-mơ-run. Tại Ca-mơ-run có khoảng 20 doanh nghiệp nhập khẩu gạo trong đó lớn nhất là Societe Alimentaire du Cameroun (Socam) chiếm tới 36,46% thị phần, tiếp đến là Olam Ca-mơ-run (chi nhánh của tập đoàn Olam Singapore) chiếm 25%, công ty Société Cimed (11,22%), AYABE et FILS SARL (6,33%), Sodipac SARL (5,24%), v.v...

Nước này lo ngại với việc phát triển sản xuất nhiên liệu sinh học (làm giảm diện tích đất nông nghiệp) và nguy cơ các nước châu Á ngừng hoặc hạn chế xuất khẩu gạo thì Ca-mơ-run nói riêng và nhiều nước châu Phi khác nói chung sẽ ở trong tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, có thể dẫn đến các cuộc bạo loạn do thiếu đói như từng xảy ra năm 2008. Theo Hiệp hội công dân về bảo vệ lợi ích tập thể của Ca-mơ-run (ACDIC), việc phụ thuộc vào nhập khẩu gạo nước ngoài thể hiện sự khủng hoảng lương thực của quốc gia này trong thời điểm hiện tại.

Hiện nay Ca-mơ-run đã tự do hóa ngành gạo và lĩnh vực tư nhân được nhập khẩu và phân phối mặt hàng thiết yếu này. Tuy nhiên Nhà nước vẫn giữ vai trò điều tiết trong trường hợp thiếu gạo do mất mùa, tăng giá hoặc do bất ổn chính trị. Chính phủ Ca-mơ-run cũng khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư lắp đặt những nhà máy chế biến lúa. Kể từ năm 2008, thuế nhập khẩu gạo vào Ca-mơ-run là 5% (chưa kể khoản thuế VAT khoảng 25%). Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu trong nước, gạo nhập khẩu vào Ca-mơ-run còn được tái xuất sang các nước láng giềng như Nigeria, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa dân chủ Congo, Gabon, vv…

Theo các nhà nhập khẩu, giá cước vận chuyển gạo từ châu Á đến cảng Douala của Ca-mơ-run chiếm khoảng 60% chi phí nhập khẩu gạo chưa kể tiền bốc dỡ và bảo hiểm.

Ca-mơ-run là nền kinh tế lớn nhất khu vực Trung Phi (chiếm 50% tổng GDP của Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi- CEMAC gồm 6 nước thành viên) hứa hẹn nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Năm 2012, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 132 triệu USD trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 61,96 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 70,35 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính là gạo (43,9 triệu USD), hàng thủy sản (7,1 triệu USD), nguyên phụ liệu thuốc lá (1,6 triệu USD), phân NPK (827.200 USD), nguyên phụ liệu dệt may, da giày (312.000 USD), giấy các loại (305.540 USD), v.v…

Trong 3 tháng đầu năm 2013, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 45,62 triệu USD trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 25 triệu USD (gạo chiếm 16 triệu USD), tăng 97% so với cùng kỳ năm 2012 và kim ngạch nhập khẩu đạt 20,62 triệu USD, tăng 35%. Ngoài gạo, các mặt hàng xuất khẩu chính sang Ca-mơ-run gồm dây điện và cáp, sản phẩm sắp thép, hải sản, phân NPK, nguyên phụ liệu thuốc lá. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Ca-mơ-run là gỗ và sản phẩm gỗ, bông, cà phê, hạt điều, sắt thép phế liệu.

Bên cạnh những khó khăn như chi phí vận chuyển cao, gạo giá rẻ của Ấn Độ, Thái Lan và Pakistan tràn ngập thì trở ngại lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Ca-mơ-run nói riêng và châu Phi nói chung chính là khâu thanh toán. Do năng lực tài chính có hạn nên nhà nhập khẩu thường đề nghị mua gạo trả chậm từ 30 đến 90 ngày, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở L/C (do chi phí cao). Một vấn đề khác nữa là doanh nghiệp hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau. Vì vậy, để tránh rủi ro, các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu qua các công ty trung gian quốc tế. Điều này làm cho giá gạo xuất khẩu Việt Nam đội lên, làm giảm tính cạnh tranh và đôi khi gạo Việt Nam không được người tiêu dùng địa phương biết đến.

Một số giải pháp mà doanh nghiệp có thể xem xét để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo sang thị trường này là tham gia hoặc tự tổ chức các đoàn sang Ca-mơ-run gặp gỡ đối tác (thông qua giới thiệu của Phòng Thương mại, Công nghiệp, Mỏ và Thủ công Ca-mơ-run tại Douala và Yaoundé), thành lập công ty, mở kho ngoại quan tại Ca-mơ-run để bán hàng thu tiền trực tiếp.

Về phía Nhà nước, bên cạnh việc cung cấp thông tin thị trường, tổ chức các đoàn nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, có thể xem xét thiết lập quan hệ trong lĩnh vực ngân hàng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng trong khâu thanh toán xuất nhập khẩu.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website