Đào tạo nhân lực chất lượng cao - Thời cơ và thách thức
Kinh nghiệm quốc tế
Tại Đức, mô hình đào tạo kép đã mang lại cho quốc gia này nguồn nhân lực kỹ thuật có chất lượng cao. Theo đó, Đức đã xây dựng môi trường học tập hài hòa giữa đặc thù thực tế doanh nghiệp và tính hàn lâm của nhà trường cho người học. Các công ty tập trung vào việc cung cấp kiến thức và kỹ năng thực tế, đặc biệt là kiến thức và kỹ năng phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Nhà trường cung cấp khối kiến thức lý thuyết cơ bản và mang tính học thuật. Đến nay, hơn 65% học sinh trong nhóm độ tuổi này đã chọn hình thức đào tạo nghề kép.
Đặc biệt, theo quy định của Chính phủ, học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông bắt buộc có thể tham gia vào học nghề. Tham gia vào hệ thống đào tạo nghề, người học có thể lựa chọn hình thức đào tạo toàn bộ tại trường hoặc hệ thống đào tạo nghề kép. Học sinh tham gia mô hình này được dạy các kỹ năng cơ bản của ngành nghề đã chọn và sau đó được đào tạo chuyên sâu. Chi phí đào tạo cho phần học tại trường thường do chính quyền địa phương trả thông qua chương trình học bổng với mức học bổng khoảng 42% thu nhập của lao động phổ thông. Các doanh nghiệp đóng góp phần chi phí trực tiếp cho việc đào tạo thực hành.
Thông qua chương trình đào tạo kép, quá trình trao đổi giữa doanh nghiệp và nhà trường diễn ra thường xuyên, chặt chẽ. Nhờ vậy, ngành nghề đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho học sinh bám sát thị trường lao động. Một yếu tố chủ chốt tạo ra hiệu quả cao của hệ thống đào tạo nghề kép ở Đức là chế độ đãi ngộ, tạo động lực làm việc đối với giáo viên trường nghề cũng như doanh nghiệp. Ngoài ra, giáo viên đào tạo đến từ doanh nghiệp phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm, đủ năng lực sư phạm và chuyên môn để tham gia giảng dạy, đồng thời đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khác...
Tại Nhật Bản, mô hình KOSEN nhằm đào tạo đội ngũ kỹ sư phục vụ nền sản xuất công nghiệp nước này từ những năm 60 của thế kỷ trước. Theo đó, năm 1962, KOSEN được thành lập với 12 trường, tăng nhanh đến con số 43 vào năm 1965. Hiện nay, có 57 cơ sở đào tạo KOSEN. Khoảng 300.000 sinh viên tốt nghiệp đang làm việc tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên khắp Nhật Bản.
KOSEN có đội ngũ giảng viên chất lượng rất cao (hơn 80% giảng viên chuyên ngành có học vị tiến sĩ). Quy mô lớp học nhỏ (tối đa 14 học viên/lớp), đảm bảo việc tăng sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên trong quá trình giảng dạy. Trong hệ thống KOSEN, nhiều cuộc thi của sinh viên được tổ chức như: Cuộc thi chế tạo robot, thi lập trình, thi thiết kế... nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học. Chất lượng sinh viên đào tạo tại các trường KOSEN được đánh giá rất cao, phản ánh thông qua chỉ số đề xuất vị trí việc làm từ phía nhà tuyển dụng (trung bình từ 15 – 20 vị trí cho một sinh viên sau khi tốt nghiệp).
Vận hội mới
Nhằm thực hiện Nghị quyết số 29-NQQ/TW ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị trường, những năm qua, các cơ sở đào tạo thuộc ngành Công Thương đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ từ công tác tuyển sinh đến đổi mới phương pháp đào tạo.
Ngành Công Thương với 48 cơ sở đào tạo, hoạt động trên cả hai lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng (nhóm giáo dục bậc cao và giáo dục nghề nghiệp), triển khai đào tạo từ trình độ trung cấp, cao đẳng (nhóm giáo dục nghề nghiệp) và trình độ đại học, sau đại học (nhóm giáo dục bậc cao). Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương tự hào là nòng cốt trong phát triển nhân lực kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ, phục vụ chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước qua các thời kỳ. Nhiều cơ sở đào tạo thuộc Nạp Tiền 188bet đã trở thành địa chỉ đào tạo uy tín đối với xã hội, được doanh nghiệp đánh giá cao về chất lượng nhân lực đào tạo; tạo cú huých trong phát triển nhân lực của ngành nói riêng, cả nước nói chung... Thành quả đó là sự hội tụ của truyền thống tốt đẹp, trách nhiệm, nhiệt huyết và sức sáng tạo của đội ngũ 17.000 nhà giáo, nhà quản lý, nhà khoa học đang công tác tại 11 trường đại học, 36 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 1 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cận kề, nhiều khó khăn và thách thức đã đặt ra cho các cơ sở đào tạo ngành Công Thương và chắc chắn sẽ tác động đến sự phát triển của từng đơn vị và cả hệ thống.
Nhu cầu lao động chất lượng cao của doanh nghiệp rất lớn
Trước hết, mô hình phát triển kinh tế chuyển hướng từ tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu kéo theo cơ cấu, nhu cầu chất lượng nhân lực cũng thay đổi, đòi hỏi năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục và đào tạo bậc cao của cả nước, trong đó có hệ thống các trường thuộc ngành Công Thương phải được nâng cao; hình thành cơ cấu đào tạo phù hợp với chiến lược phát triển của ngành, đất nước trong bối cảnh việc chuyển đổi, thích ứng của cơ sở giáo dục còn chậm.
Bên cạnh sự thay đổi cấu trúc việc làm mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại, việc Việt Nam đã và sẽ ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới sẽ đem đến vận hội mới nhưng cũng tạo thách thức không nhỏ. Thực tế trên đòi hỏi hệ thống giáo dục bậc cao phải linh hoạt, chuẩn bị sẵn sàng yếu tố cần thiết để kịp thời đáp ứng...
Trong nước, quan niệm xã hội về vai trò, tầm quan trọng của lao động kỹ thuật, công nghệ trình độ trung cấp, cao đẳng còn chưa đầy đủ. Nhiều bậc phụ huynh ưu tiên mục tiêu cho con học đại học, việc theo đuổi giáo dục nghề nghiệp chỉ là lựa chọn cuối cùng. Thêm nữa, cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phối hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường trong phát triển nguồn nhân lực chưa mang tính đột phá; thông tin thị trường lao động phục vụ hướng nghiệp còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc phân luồng người học, cung cấp dịch vụ đào tạo của nhà trường và gây thụ động trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Để không tụt hậu xa so với trình độ chung của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, Việt Nam cần ban hành chính sách đổi mới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với đó, các cơ sở đào tạo phải thay đổi phương thức tuyển sinh, đào tạo cũng như xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp để giải quyết tốt việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.