Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam-Algeria

Ngày 14/11/2017, tại trụ sở Bộ Thương mại Algeria, ông Mohamed Benmeradi, Bộ trưởng Thương mại đã có buổi tiếp Đại sứ Việt Nam tại Algeria Phạm Quốc Trụ.

Cùng dự buổi tiếp về phía Algeria còn có ông Lyès FERROUKHI, Chánh văn phòng và bà BENNINI DJOHAR, Vụ trưởng Vụ hợp tác song phương Bộ Thương mại, về phía Việt Nam có Tham tán Thương mại Hoàng Đức Nhuận.

Tại cuộc gặp, hai bên đã điểm lại tình hình hợp tác thương mại song phương. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2016, kim ngạch thương mại song phương đạt 273,6 triệu USD, tăng 17% trong đó Việt Nam xuất khẩu 271 triệu và nhập khẩu 2,6 triệu USD. Tuy nhiên, theo Hải quan Algeria, năm 2016, Việt Nam xuất khẩu sang Algeria hơn 400 triệu USD hàng hóa các loại.

Đại sứ Phạm Quốc Trụ cho biết, trong 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu sang Algeria 241 triệu USD hàng hóa, tăng 6,8 % và nhập khẩu khoảng 7 triệu USD, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 3 tháng gần đây (8, 9 và 10) có chiều hướng giảm kể từ khi Algeria áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu vào tháng 6/2017 trong đó việc nhập khẩu điện thoại di động vào Algeria phải có giấy phép. Điện thoại di động đang là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam vào thị trường này với kim ngạch 58 triệu USD, nhưng 3 tháng gần đây không thể thâm nhập vào Algeria. Bên cạnh đó, một số mặt hàng như gỗ, thép tròn… cũng nằm trong danh mục cấm nhập khẩu ; một số vật liệu xây dựng khác như gạch ceramic bị tăng thuế nhập khẩu.

Đại sứ cũng bày tỏ lo ngại về việc thời gian qua Chính phủ Algeria áp dụng một số biện pháp hạn chế nhập khẩu có hiệu lực ngay lập tức mà không có thời gian chuyển tiếp dẫn đến việc một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã ký hoặc đang thực hiện hợp đồng thời gian qua bị tác động tiêu cực. Vụ 01 công-ten-nơ hải sản của Việt Nam bị tái xuất về nước do sử dụng chất phụ gia không phù hợp với quy định mới là một ví dụ. Ngoài ra, hai bên cũng chưa xây dựng được cơ chế phối hợp giải quyết tranh chấp thương mại trong trường hợp phát sinh.

Bộ trưởng Thương mại Algeria cho biết do giá dầu khí thế giới giảm nên nguồn thu xuất khẩu của nước này giảm mạnh trong khi đó Algeria lại đang nhập siêu cao. Vì vậy, Chính phủ Algeria tăng cường các biện pháp hành chính nhằm giảm hóa đơn nhập khẩu từ 40 tỷ USD năm 2017 xuống còn 30 tỷ USD năm 2018. Đáng chú ý là trong 9 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu của Algeria đạt 25,78 tỷ USD, tăng 18,2% và kim ngạch nhập khẩu đạt 33,92tỷ USD, giảm 2,89% so với cùng kỳ năm trước. Thâm hụt thương mại của Algeria ở mức 8,14 tỷ USD, giảm gần 38% so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu dầu khí vẫn chiếm tới 94,66% tổng giá trị xuất khẩu cả nước, đạt 24,41 tỷ USD. Algeria đang tiến hành đa dạng hóa nền kinh tế để tránh phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu dầu khí. Sang năm 2018, Chính phủ sẽ xem xét dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu gỗ. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam luôn là ưu tiên trong chính sách phát triển quan hệ kinh tế-thương mại của Algeria (bên cạnh Indonesia và Malaysia, hai quốc gia Hồi giáo) và mong muốn nâng quan hệ thương mại hai nước ngang tầm với mối quan hệ chính trị tốt đẹp.

Để tăng cường hợp tác thương mại trong thời gian tới, hai bên nhất trí tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý như đàm phán và ký lại Hiệp định thương mại (đã ký từ năm 1994) cho phù hợp với tình hình mới, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các sự kiện thương mại tổ chức tại mỗi nước; kịp thời thông báo cho nhau mỗi khi thay đổi và áp dụng các chính sách, biện pháp thương mại mới; thúc đẩy thiết lập quan hệ hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng; xây dựng cơ chế phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các tranh chấp thương mại… Những nội dung này sẽ được hai bên thảo luận tại kỳ họp Ủy ban liên chính phủ dự kiến diễn ra tại thủ đô Alger vào cuối tháng 11/2017.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website