Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đánh bắt thủy sản bền vững, biến đổi khí hậu - các vấn đề nóng tại cuộc họp Ủy ban Thương mại và Môi trường của WTO

Tại cuộc họp ngày 20 tháng 6 của Ủy ban Thương mại và Môi trường (Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO), một số thành viên WTO nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực toàn cầu để quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên biển và đại dương trên thế giới để giải quyết các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quy định (IUU) và nỗ lực đàm phán, đạt được kết quả về trợ cấp nghề cá tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 11 (MC 11) sắp diễn ra vào tháng 12 năm nay. Các đại biểu cũng được cập nhật về kết quả thảo luận về biến đổi khí hậu tại Liên hợp quốc và các nỗ lực chống biến đổi khí hậu.


Fiji (nước đồng chủ trì Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc) đã tóm lược kết quả Hội nghị Đại Dương được tổ chức từ ngày 05 đến ngày 09 tháng 6 năm 2017 tại New York và những cam kết hướng tới việc thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDG) 14 để bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển và đại dương. Các hành động được kêu gọi thông qua tại hội nghị bao gồm tăng cường nâng cao năng lực cho đánh bắt thủy sản thủ công và đánh bắt quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển, hỗ trợ phát triển kinh tế biển bền vững, hành động và thúc đẩy các cuộc đàm phán WTO để giải quyết trợ cấp nghề cá.

Ban Thư ký WTO cho rằng các Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ đã được đưa vào “tầm ngắm” của các nhà đàm phán và sẽ được tập trung trao đổi nhiều hơn tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 11 tại Buenos Aires.

Canađa cũng cập nhật tình hình đàm phán đa phương về vấn đề trợ cấp nghề cá khởi động từ tháng 9 năm 2016 với sự tham gia của 15 thành viên WTO. Canada cho biết các cuộc đàm phán được mở rộng cho bất kỳ thành viên nào của WTO sẵn sàng tham gia.
Báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cho thấy IUU gây thất thoát khoảng 10-23 tỷ USD mỗi năm. Báo cáo Thương mại và Môi trường của Tổ chức Thương mại và Phát triển (UNCTAD) tập trung vào vấn đề thương mại thủy sản, nhấn mạnh các quốc gia đang phát triển đã trở thành những nhà xuất khẩu thủy sản chính kể từ năm 2010. Ngoài ra, việc gia tăng các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) áp dụng đối với các sản phẩm thủy sản tác động không nhỏ tới các quốc gia đang phát triển xuất khẩu thủy sản.

Biến đổi khí hậu

Cũng tại Hội nghị lần này, Chủ tịch Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đối khí hậu (UNFCCC), ông Daniele Violetti, đã tóm lược về tình hình thảo luận các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Hàn Quốc, Niu Di-lân và Pê-ru đã cập nhật các cam kết của mình theo Hiệp định Paris (có hiệu lực từ ngày 04 tháng 11 năm 2016). Niu Di-lân nhận xét các cuộc thảo luận về chống biến đổi khí hậu đã bắt đầu chú trọng hơn về cơ hội đem lại từ đầu tư, công nghệ thân thiện với môi trường.

Đại sứ Trung Quốc tại WTO, ông Zhang Xiangchen, báo cáo cập nhật về tình hình phát triển năng lượng tái tạo của Trung Quốc. Theo đó, nguồn năng lượng tái tạo thu được trong năm 2015 của Trung Quốc chiếm 13%, con số này trong năm 2005 chỉ đạt 6%. Ca-dắc-stan đã báo cáo kết quả Hội nghị Bộ trưởng “Năng lượng Tương lai” đã diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 6 năm 2017 trong khuôn khổ Triển lãm 2017 tại Astana.
  


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website