Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bản tin thị trường Úc tháng 2/2015

Nội dung chính của tuyên bố về Tăng cường Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam và Úc; Thủ tướng tham dự đối thoại doanh nghiệp Việt Nam – Úc; Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Vũ Huy Hoàng làm việc với Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Úc Andrew Robb; Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong tháng 1 năm 2015... là những nội dung chính trong bản tin tháng 2/2015 của thị trường Úc.

Nội dung chính của tuyên bố về Tăng cường Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam và Úc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Úc của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã ra Tuyên bố về Tăng cường Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Úc. Dưới đây là nội dung chính của Tuyên bố.

Quan hệ Việt Nam - Úc xây dựng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và những lợi ích chung. Quan hệ đó góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của mỗi nước, trong khu vực, trên thế giới. Ngày 7/9/2009, nhằm tăng cường và củng cố quan hệ song phương, hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Úc. Năm tiếp theo, hai nước đã nhất trí xây dựng Chương trình Hành động Việt Nam - Úc giai đoạn 2010 - 2013 nhằm tạo khuôn khổ thúc đẩy triển khai các lĩnh vực hợp tác của quan hệ Đối tác Toàn diện.

Ghi nhận những chuyển biến về kinh tế và chiến lược tại khu vực từ năm 2009, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Úc cam kết tiếp tục phát huy những thành quả của quan hệ Đối tác Toàn diện và Chương trình Hành động ban đầu thông qua Tuyên bố về tăng cường Đối tác toàn diện này đã được cập nhật nhằm phản ánh những biến chuyển trong khu vực hiện nay cũng như mối quan hệ song phương đang ngày càng phát triển ổn định. Hai nước sẽ xây dựng Chương trình Hành động thứ hai nhằm triển khai các lĩnh vực hợp tác ưu tiên với trọng tâm mới.

Thủ tướng tham dự đối thoại doanh nghiệp Việt Nam – Úc

Nhận lời mời của Thủ tướng Úc Tony Abbot, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức Úc trong hai ngày 17-18/3/2015. Trong khuôn khổ hoạt động tại thành phố Sydney, sáng 17/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các Bộ trưởng đã tham dự Đối thoại doanh nghiệp Việt Nam – Úc. Buổi đối thoại đã thu hút hơn 100 doanh nghiệp lớn của Việt Nam và Úc trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, năng lượng, giáo dục, nông nghiệp… tham gia.

Phát biểu tại buổi đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khái quát về những thành tựu, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, về hội nhập quốc tế, về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam thời gian gần đây. Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến các định hướng cải cách và tái cơ cấu kinh tế từ nay đến năm 2020 với các trọng tâm gồm: Tập trung thực hiện hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh các giải pháp tái cơ cấu bao gồm tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng; đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục ưu tiên cao phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đặc biệt là giao thông và năng lượng; chú trọng phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền tự do, dân chủ của người dân, doanh nghiệp.

Khẳng định thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chủ trương lớn của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết năm 2014, Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật quan trọng có tính cạnh tranh cao so với khu vực, trong đó có Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Chính phủ cũng chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tăng cường hiệu quả của khâu thực thi, nỗ lực giảm mạnh thời gian và chi phí thủ tục hành chính, phấn đấu trong năm 2015 các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN-6 và tối thiểu đạt mức trung bình của các nước ASEAN-4 trong năm 2016.

Về quan hệ giữa Việt Nam và Úc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết kể từ khi thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2009, quan hệ song phương đã có bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh, khoa học công nghệ, văn hóa giáo dục, giao lưu nhân dân. Úc là đối tác đầu tư lớn thứ 19 tại Việt Nam với 328 dự án và 1,66 tỷ USD vốn đăng ký; là bạn hàng thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam và đã đạt mốc 6 tỷ USD vào năm 2014.

Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Vũ Huy Hoàng làm việc với Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Úc Andrew Robb

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Úc và Niu Di-lân của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, ngày 18 tháng 3 năm 2015, Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Vũ Huy Hoàng đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Thương mại và Đầu tư Úc Andrew Robb tại Thủ đô Canberra.

Tại buổi làm việc, hai Bộ trưởng đều bày tỏ vui mừng vì những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại và công nghiệp giữa hai nước nói chung, hợp tác giữa hai Bộ nói riêng thời gian qua, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2009 (*). Hai Bộ trưởng cũng nhất trí cho rằng, tiềm năng và viễn cảnh hợp tác của hai bên là rất thuận lợi, đặc biệt khi nền tảng tin cậy chính trị tiếp tục được củng cố thông qua việc hai nước ký kết Tuyên bố về Tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Úc nhân dịp này cũng như các khuôn khổ hợp tác kinh tế thương mại song phương và đa phương mà hai nước đã và đang trở thành thành viên.

Phát biểu tại tại buổi làm việc, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề nghị Bộ Thương mại và Đầu tư Úc quan tâm thúc đẩy một số nội dung hợp tác quan trọng trong lĩnh vực năng lượng và thương mại thời gian tới. Cụ thể, về năng lượng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề nghị phía Úc ủng hộ các doanh nghiệp nước này nghiên cứu khả năng triển khai hợp tác đầu tư Dự án xây dựng cảng và kho chứa, cung cấp khí LNG phục vụ phát điện tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy ký kết các hợp đồng cung cấp than dài hạn phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của các nhà máy điện Việt Nam trong thời gian tới.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong tháng 1 năm 2015

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Úc trong tháng 1/2015 đạt hơn 416 USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 233,6 triệu USD, giảm 20,7% so với cùng kỳ.

Tình hình kinh tế Úc trong năm 2014

Kinh tế Úc phát triển khá ổn định trong năm 2014, duy trì mức tăng trưởng dương liên tiếp trong 23 năm, với mức tăng GDP tăng 3,1% trong năm tài chính 2013- 2014. Kinh tế Úc trong năm 2014 có một số đặc điểm chính như: khai khoáng tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng, đóng góp 80% vào mức tăng GDP, tăng trưởng thương mại được duy trì, năng suất lao động tăng.

Trong đó theo đánh giá, một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Úc là chính sách kinh tế vĩ mô hiệu quả của Chính phủ Liên đảng với các ưu tiên chính là giảm điều tiết, thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, coi trọng ngoại giao kinh tế, thúc đẩy mạnh tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, kinh tế Úc tiếp tục đối mặt với những khó khăn chính có thể tác động đến nền kinh tế như đầu tư vào khu vực tài nguyên (khai khoáng và các ngành liên quan) giảm, đầu tư công giảm do chính sách tài khóa thắt chặt, giá xuất khẩu khoáng sản tiếp tục giảm.

Ngân sách liên bang năm tài chính 2014-2015 đã được thông qua tại Quốc hội (5/2014), là ngân sách thắt chặt nhất từ 1996 nhằm hướng tới mục tiêu thặng dư ngân sách, bao gồm các điểm chính là tăng thuế, giảm chi ngân sách, ổn định và giảm dần tỷ trọng của Chính phủ Trung ương trong nền kinh tế. Đồng thời, chính sách tiền tệ được triển khai cân đối và hiệu quả, trong đó xóa bỏ mức trần nợ công, duy trì mức lãi suất thấp 2,5% từ 8/2013 đến nay nhằm kích thích hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Lạm phát duy trì trong dao động mục tiêu từ 2-3% trong 2 năm tới. Úc thúc đẩy mạnh mẽ tự do hóa thương mại làm trụ cột của chính sách ngoại giao kinh tế thông qua các chính sách chính như giảm thiểu các rào cản thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thành FTA với Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc trong vòng một năm.

Nhập khẩu hàng hoá vào Úc: Những điều cần biết khi nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Úc?

Có một số quy định kiểm soát hàng hóa được phép và không được phép nhập khẩu vào Úc. Các qui định này được quản lý và kiểm soát bởi một số cơ quan chính phủ khác nhau.

Một số mặt hàng cần xin giấy phép nhập khẩu, trong khi một số rất ít mặt hàng khác bị cấm nhập khẩu hoàn toàn. Các mặt hàng bị cấm nhập khẩu là những mặt hàng không ai có thể nhập khẩu vào Úc trong bất cứ trường hợp nào. Mặc dù vậy, phần lớn các mặt hàng có thể nhập khẩu vào Úc mà không cần phải có giấy phép nhập khẩu.

Bộ Nông nghiệp là cơ quan đầu mối giải đáp thông tin về yêu cầu cấp phép và kiểm soát nhập khẩu.

Qui định đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị không quá 1.000 AUD?

Các mặt hàng, trừ các sản phẩm có chứa cồn và thuốc lá, có giá trị không quá 1.000 AUD có thể được miễn thuế nhập khẩu. Nếu hàng hóa (trừ sản phẩm có chứa cồn và thuốc lá) được nhập khẩu vào Úc qua đường bưu điện (nghĩa là Bưu điện Úc giao hàng ở trong phạm vi lãnh thổ Úc), Cơ quan Hải quan và Biên phòng Úc sẽ không yêu cầu phải nộp bất cứ giấy tờ gì, trừ yêu cầu khai báo về bưu kiện hoặc hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu. Khi đó, Bưu điện Úc sẽ chuyển thẳng hàng hóa đến tay người nhận. Nếu nhập khẩu theo đường hàng không hoặc đường biển, hàng hóa có giá trị không quá 1.000 AUD (trừ sản phẩm có chứa cồn và thuốc lá) sẽ không phải nộp thuế nhập khẩu. Hàng hóa có giá trị dưới 1.000 AUD (trừ sản phẩm có chứa cồn và thuốc lá) không cần phải làm tờ khai nhập khẩu nhưng phải làm tờ khai thông quan tự đánh giá theo yêu cầu của Cơ quan Hải quan và Biên phòng. Thông thường hãng vận tải sẽ thay mặt người gửi hàng khai nhưng cũng có khi người gửi hàng phải tự khai.

Qui định đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị trên 1.000 AUD?

Hàng hóa nhập khẩu sẽ phải nộp thuế nhập khẩu và 10% thuế hàng hóa và dịch vụ (GST). Thuế suất tùy thuộc vào bản chất của hàng hóa. Hàng hóa có thể phải chịu thuế bù trừ đánh trên mặt hàng rượu (Wine Equalisation Tax - WET) hoặc Thuế ô tô xa xỉ (Luxury Car Tax - LCT) và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật Úc.

Khi làm thủ tục áp thuế nhập khẩu và thuế GST, thuế suất được xác định dựa trên Biểu thuế hàng hóa (Luật Thuế hải quan 1995). Thuế nhập khẩu, nếu có, được tính dựa trên trị giá hải quan của hàng hóa. Cơ quan Hải quan và Biên phòng Úc có thể yêu cầu xuất trình hóa đơn để có căn cứ xác định trị giá hải quan. Vì vậy cần lưu giữ tất cả các giấy tờ trong thời gian tối thiểu là 5 năm theo đúng quy định của Luật Hải quan 1901.

Các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam khi nhập khẩu vào Úc trong tháng 1/2015

Trong tháng 01/2015, Việt Nam có 3/16 trường hợp vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.
Kiểm tra nguy cơ từ thực phẩm nhập khẩu:

Trong tháng 1/2015, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm soát và xác định những lô hàng thực phẩm dưới đây có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng. Những lô hàng này sẽ không được phép bán tại Úc, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc. Các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định. Việt Nam có 1/5 trường hợp nào vi phạm trong tháng 01/2015, v.v...

Chi tiết bản tin xem tại đây: //dl.dropboxusercontent.com/u/5541112/newsletter/1502v/newsletter.html


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website