Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Không tăng học phí, chấp nhận giảm doanh thu gần 50 tỷ đồng

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, người học do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm học 2021 - 2022, ĐH Công nghiệp Hà Nội (CNHN) quyết định không tăng học phí. 

Năm học 2021, Đại học Công nghiệp Hà Nội không tăng học phí đối với nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên

Năm học 2021, Đại học Công nghiệp Hà Nội không tăng học phí đối với nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên. Ảnh: ĐHCNHN.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, trong năm 2021 ĐH Công nghiệp Hà Nội sẽ bị giảm doanh thu khoảng 50 tỷ đồng.

Bộ GD&ĐT đề nghị giữ ổn định học phí

Chia sẻ khó khăn với phụ huynh và sinh viên trong bối cảnh Covid-19, Bộ GD&ĐT ban hành văn bản gửi các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố và cơ sở đề nghị các trường giữ ổn định học phí trong năm học 2021-2022.

Theo Bộ GD&ĐT, Nghị định 86/2015 về cơ chế thu, quản lý học phí với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống quốc dân từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 sẽ hết hiệu lực. Dự thảo nghị định mới đã được xây dựng, áp dụng từ năm học tới, Chính phủ đang xem xét, ban hành.

Để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, học sinh do ảnh hưởng của dịch bệnh và các đợt thiên tai cuối năm 2020, Bộ GD&ĐT đã lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương về dự thảo nghị định và báo cáo Chính phủ cho phép giữ học phí năm học 2021-2022 như năm liền kề trước đó.

Học phí từ năm học 2022-2023 sẽ được điều chỉnh tăng theo lộ trình, phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong tương lai, học phí sẽ được tính đủ chi phí theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giá và Nghị định 16/2015 về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công.

Trong đề án tuyển sinh ĐH năm 2021, nhiều trường ĐH dự kiến tăng học phí. ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP HCM), ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến tăng gấp đôi học phí so với năm học trước. Tại các trường ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP HCM), Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, ĐH Sài Gòn, mức học phí cũng nhích lên 2-5 triệu mỗi năm áp dụng với tất cả ngành hoặc một số ngành.

Theo đại diện các trường, việc tăng học phí là theo xu hướng tự chủ, khi trường không còn nhận ngân sách nhà nước.

Lộ trình học phí năm học 2021-2022 các trường ĐH sẽ tăng từ 5% đến 10% so với năm học trước. Tuy nhiên, nhiều trường thông báo học phí được giữ nguyên như năm học trước. Nhằm chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, người học do ảnh hưởng của dịch lần này, nhiều trường ĐH quyết định không tăng học phí và có nhiều chính sách hỗ trợ học phí, học bổng cho sinh viên và tân sinh viên mới nhập học.

Chấp nhận giảm doanh thu, chia sẻ khó khăn với người học

Năm học 2021-2022, ĐH Ngoại thương không tăng học phí, hỗ trợ sinh viên vay vốn tín dụng với lãi suất 0% trong thời gian học tập. Nhà trường cũng giảm 7% học phí kỳ I với sinh viên chính quy, số tiền sẽ được trừ trực tiếp vào học phí cần nộp. Với những sinh viên đã được miễn, giảm học phí, trường sẽ hỗ trợ thêm 500.000 đồng mỗi em.

Trong trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, chịu tác động lớn của dịch bệnh, sinh viên gửi hồ sơ và các minh chứng, xác nhận theo mẫu của trường để nhận các gói hỗ trợ 30-100% học phí.

Tại ĐH CNHN, trước khi có văn bản của Bộ GD&ĐT, nhà trường đã có kế hoạch không tăng học phí đối với nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên trong năm 2021. Với quyết định này, ĐH CNHN chấp nhận giảm doanh thu khoảng 50 tỷ đồng trong năm 2021. Đổi lại, việc giữ nguyên mức học phí đã giúp phụ huynh và người học giảm gánh nặng về tài chính.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ĐH CNHN là trường thực hiện tự chủ. Còn theo Đề án tuyển sinh, ĐH CNHN thực hiện tăng học phí 10% cho năm học 2021 - 2022. Tuy nhiên, nhà trường đã chọn theo hướng không tăng học phí đối với nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên trong năm 2021, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang gây khó khăn cho kinh tế của người dân, sinh viên…

Không chỉ hỗ trợ học phí, ĐH CNHN còn tiếp tục duy trì các chính sách, chế độ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, chính sách nội trú, học bổng khuyến khích học tập, học bổng Nguyễn Thanh Bình, học bổng doanh nghiệp, quà tặng sinh viên tàn tật, khen thưởng sinh viên với tổng giá trị mỗi năm gần 30 tỷ đồng.

Để khích lệ thành tích của các em tân sinh viên có thành tích học tập tốt ở bậc THPT trúng tuyển vào trường, hằng năm, nhà trường cấp học bổng toàn phần bằng 100% học phí 4 năm học (10 suất, khoảng 80 triệu/suất) cho tân sinh viên là thủ khoa các tổ hợp môn học xét tuyển, tân sinh viên đạt giải Nhất trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia và cấp học bổng bằng 100% học phí năm học đầu tiên (30 suất, 18 triệu đồng/suất) cho các á khoa, tân sinh viên đạt giải Nhì, Ba trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia.


Nguồn:Báo Pháp luật và Xã hội Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website