Xây dựng vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp
Tổng kết Nghị quyết 54 về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng hướng tới mục tiêu xây dựng vùng trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp.
Khẳng định vai trò là vùng kinh tế động lực
Báo cáo tổng kết Nghị quyết tại Hội nghị, ông Nguyễn Duy Hưng- Phó Trưởng , cho biết, kinh tế Vùng đồng bằng sông Hồng tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2005 – 2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn bình quân cả nước với chất lượng được cải thiện dựa nhiều hơn vào năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP); quy mô tăng nhanh, năm 2020 đạt 2,37 triệu tỷ đồng, chiếm 29,4% tổng GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 103,6 triệu đồng/người/năm, gấp 1,3 lần bình quân cả nước.
Ông Nguyễn Duy Hưng - Phó Trưởng cho biết, kinh tế Vùng đồng bằng sông Hồng tăng trưởng khá |
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với vai trò trụ cột của các khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tăng mạnh, chiếm 31,4% tổng vốn FDI của toàn quốc. Đô thị phát triển nhanh, tỷ lệ đô thị hóa trên 41%.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư và phát triển khá đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu, cụm công nghiệp; phát huy tốt vai trò của các hành lang, vành đai kinh tế. Quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường được chú trọng; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu rõ, về kinh tế - xã hội vùng còn những hạn chế, bất cập. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; phát triển không đồng đều các địa phương trong vùng. Chất lượng tăng trưởng chưa cao, vẫn phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế còn chậm, sản phẩm chủ yếu ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị.
“Quy hoạch không gian phát triển còn bất cập; tình trạng quy hoạch “treo” khá phổ biến; các khu công nghiệp thiếu liên kết, chưa hình thành được các cụm liên kết ngành. Hệ thống đô thị phát triển chưa hợp lý, thiếu kết nối, chưa bền vững, quy hoạch đô thị có nhiều hạn chế; việc cải tạo chung cư cũ và di dời các trường đại học, bệnh viện ra khỏi trung tâm Hà Nội gặp nhiều khó khăn”- Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu cụ thể.
Ý tưởng “Hành lang công nghiệp” cần được cụ thể hóa
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị Chính phủ và Bộ ngành chức năng sớm hoàn thành thẩm định, lập phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSH đến năm 2030 tầm nhìn 2045. Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cho rằng quy hoạch là vấn đề rất lớn hiện nay mà thực tế là Hà Nội quy hoạch không chỉ cho Hà Nội mà cho trung ương và cho cả vùng.
Theo ông Trần Sỹ Thanh, hiện nay rất lúng túng trong vấn đề quy hoạch bởi nếu thuê tổ chức nước ngoài lập quy hoạch cho Hà Nội hay các địa phương trong vùng cũng rất khó vì họ không hiểu văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam. Muốn giữ văn hiến đồng bằng Bắc bộ thì phải các bộ ngành cần phải vào cuộc giúp quy hoạch cho các địa phương.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ ra, cần tăng tốc đầu tư hạ tầng giao thông như đường vành đai 4, các tuyến cao tốc liên kết các địa phương trong vùng. Đặc biệt là nghiên cứu mở thêm sân bay quốc tế.
Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đặng Hoàng An phát biểu tại hội nghị |
Đóng góp ý kiến tại Hội nghị, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đặng Hoàng An cho rằng, tư duy về liên kết vùng đã được Báo cáo tổng kết Nghị quyết làm rõ. Theo đó, báo cáo cần nhấn mạnh vùng Đồng bằng sông Hồng là trung tâm hàng đầu về khoa học công nghệ; Có hệ thống giao thông kết nối tốt nhất cả nước; Có tam giác phát triển Hải Phòng- Hà Nội- Quảng Ninh; Có cửa ngõ trung chuyển trung du bắc bộ. Đồng bằng sông Hồng xứng đáng là vùng đi đầu.
“Nên có phân tích thêm ngoài vấn đề nội vùng về cạnh tranh, hạ tầng, thể chế thì cần nhắc đến những thách thức chung của cả nước, của toàn cầu (về năng lượng, an ninh truyền thống, phi truyền thống) để từ đó tìm ra nhiệm vụ giải pháp cho phát triển”- Thứ trưởng Đặng Hoàng An nêu và lưu ý, cần làm rõ quy hoạch vùng, bố trí không gian phát triển cho vùng để tránh đứt đoạn. Trong quy hoạch nếu không bố trí các mạng lưới khu công nghiệp, trường đại học, trung tâm logicstic thì sẽ thất bại về liên kết vùng. Nếu không xác định được cái nào phục vụ địa phương, cái nào phục vụ nội vùng và quốc gia thì sẽ không đạt được mục tiêu tổng thể...
Thứ trưởng nhấn mạnh, Nạp Tiền 188bet có một số đề xuất cụ thể liên quan tới công nghiệp, cần tổng kết về các ngành công nghiệp, có các định hướng về Luật phát triển công nghiệp sắp tới (chính sách ưu đãi nếu có).
Điểm mới của Báo cáo là đưa ra được khái niệm “Hành lang công nghiệp”, về nội dung này lãnh đạo Bộ CôngThương cho rằng, các địa phương cần lưu ý nội dung này trong quá trình quy hoạch. “Đây là chuỗi công nghiệp để các địa phương cùng phát triển. Ý tưởng “Hành lang công nghiệp” cần được cụ thể hóa vào trong các quy hoạch tỉnh. Đơn cử như Hà Nội-Hải Phòng liên kết với Bắc Giang, Ninh Bình để phát triển công nghiệp”- Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh.
Liên quan tới lĩnh vực công nghiệp cũng nên lưu ý phát triển danh nghiệp nội địa tham gia chuỗi sản xuất.
Về phát triển thương mại, theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, phát triển cơ sở hạ tầng thương mại ở vùng là còn yếu và ít so với cả nước. Đối với lĩnh vực Logicstic, hiện mới có 26 trung tâm logicstic trong vùng, nhiều địa bàn có thuận lợi về phát triển lĩnh vực này nhưng vẫn có ít, đơn cử Hải Phòng có 2 trung tâm, Hà Nội có 10 trung tâm. Logicstic không phải chỉ kho bãi hạ tầng mà còn là hải quan, thuế... Logicstic tại vùng còn cần đặt vấn đề "hút hàng" từ phía nam ra để xuất hàng lên cửa khẩu và ngược lại.
Kết luận hội nghị, ông Trần Tuấn Anh- Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, phát triển vùng là một chủ trương lớn của Đảng, được khẳng định rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng qua các nhiệm kỳ nhằm xây dựng quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ quốc gia một cách hợp lý, phát huy tốt nhất các lợi thế đặc thù của mỗi vùng, địa phương và tăng cường tính liên kết nội vùng, liên vùng và khai thác tốt hơn các thế mạnh của các vùng, nội vùng trong phát triển.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu kết luận tại hội nghị |
Đặc biệt, cần có nhiều đánh giá sâu, nhiều chiều về các tiềm năng, lợi thế, điều kiện kinh tế- xã hội trình độ phát triển của vùng, các địa phương; đề xuất, kiến nghị thêm về nhiệm vụ, giải pháp đột phá cho vùng, nhất là hình thành, phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế và các trung tâm kinh tế, vùng động lực mới; gợi mở các mô hình tốt, cách làm hay xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương và vùng để bổ sung các đánh giá và đề xuất nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách thí điểm hoặc nhân rộng”- ông Trần Tuấn Anh nói.
Hội nghị đã cơ bản thống nhất với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển nhanh và bền vững vùng đồng bằng sông Hồng đã đề ra trong dự thảo Báo cáo, đặc biệt là cần phải thay đổi tư duy, nhận thức và tầm nhìn đối với liên kết phát triển vùng để vùng trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và phát triển dịch vụ hiện đại; nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn phát triển mạnh; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và hệ thống đô thị thông minh, kết nối; phát huy vai trò của các Hành lang kinh tế, các Khu công nghiệp… Thống nhất đề nghị Bộ Chính trị chỉ đạo Chính phủ cần khẩn trương hoàn thiện quy hoạch vùng để định hướng cho các địa phương và trở thành công cụ quản lý vùng, địa phương; kiến nghị sớm hoàn thiện thể chế, mô hình tổ chức, bộ máy, nguồn lực đủ mạnh để tăng cường liên kết phát triển vùng, để liên kết vùng trở thành động lực tăng trưởng cho vùng.