Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo

Ngành công nghiệp chế tạo còn tạo sức hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thể hiện ở vốn FDI vào ngành thường chiếm tỷ lệ cao nhất về số dự án và vốn đăng ký, nhất là trong các ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế.

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo” do Bộ Công thương phối hợp với Trung tâm Thương mại, Đầu tư và Du lịch ASEAN - Nhật Bản (AJC) tổ chức ngày 9/3, tại TP HCM. 

Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) Lê Hoàng Tài cho biết, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang là lĩnh vực hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong khu vực. Những thành tựu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo nền tảng to lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như xương sống của nền kinh tế, là nền tảng và là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp Việt Nam.

Ngành công nghiệp chế tạo còn tạo sức hấp dẫn, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thể hiện ở vốn FDI vào ngành thường chiếm tỷ lệ cao nhất về số dự án và vốn đăng ký, nhất là trong các ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông, điện tử - công nghệ thông tin, sản xuất thép, xi măng, dệt may, da giày... với sự xuất hiện của nhiều công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới như Tập đoàn Toyota, Honda, LG…

Năm 2022, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14,96 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và đã có 107 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Nhật Bản đang đứng thứ hai với 4.690 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký là 62,9 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2022.

Đặc biệt, Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam với việc là nhà tài trợ ODA lớn nhất. Trong năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đạt 47,6 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 6,51% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Nhật Bản đạt 24,2 tỷ USD, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu của Việt Nam đến Nhật Bản chiếm 6,5% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam đến thế giới. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 23,4 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản chiếm 6,5% trong tổng nhập khẩu của Việt Nam từ thế giới.

Cũng tại hội thảo, đại diện Cục Công nghiệp - Bộ Công thương chia sẻ thêm, việc doanh nghiệp FDI đổ mạnh đầu tư vào ngành chế biến chế tạo tại Việt Nam vì tỷ lệ cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam không ngừng cải thiện. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã chuyển đổi năng lực sản xuất từ sản phẩm giản đơn sang cụm chi tiết có hàm lượng công nghệ cao. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý để giúp doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ bao gồm cơ chế ưu đãi, hỗ trợ hợp lý về tài chính, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ, quản trị sản xuất đã sát nhu cầu của doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp đầu tư ngành này sẽ được hỗ trợ tín dụng dưới 2 hình thức cấp bù lãi suất và hỗ trợ lãi vay với mức hỗ trợ 3%. Thực tế ghi nhận đã có 150 dự án công nghiệp hỗ trợ đã được thụ hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi suất tín dụng trên.

Tuy nhiên, Một trong những rào cản phát triển của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thời gian qua là quy mô nhỏ, thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư, phát triển công nghệ. Do đó, cần có chính sách tín dụng hiệu quả hơn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Còn theo Tiến sĩ Trương Chí Bình - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, năng lực kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam không kém, hoàn toàn có thể sản xuất được các linh kiện, phụ tùng cho các hãng ô tô nhưng chi phí sản xuất cao, không cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài cùng lĩnh vực.
Do đó, mấu chốt để các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất, tham gia sâu hơn vào chuỗi liên kết với các nhà sản xuất thượng tầng là phải cắt giảm được chi phí sản xuất. Cụ thể, các doanh nghiệp cần được tiếp cận tín dụng tốt hơn thông qua hình thức vay ưu đãi, bảo lãnh không thế chấp... Song song đó là cải thiện khả năng tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, các thủ tục xây dựng nhà máy. Về mặt chiến lược, cần tăng quy mô doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ, hình thành cụm doanh nghiệp, hệ sinh thái để sản xuất cụm linh kiện hoàn chỉnh. Các cơ quan nhà nước cũng cần có hỗ trợ năng lực thương mại và kết nối doanh nghiệp nội địa với các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia.


Tác giả: Ngọc Hân (tổng hợp)

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website