Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sản xuất công nghiệp Long An tăng trưởng khá

6 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh này tăng 5,46% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,73%; công nghiệp điện tăng 1,23%; công nghiệp cung cấp nước, xử lý chất thải tăng 0,99%.

 cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp như: ngành sản xuất trang phục tăng 318,16%; ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 55,72%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 35,07%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 31,77%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 16,85%; sản xuất đồ uống tăng 13,18%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị tăng 11,88%. Điều này cho thấy, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là “lực kéo” cho tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn những tháng đầu năm. Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho khu vực công nghiệp của tỉnh.

Long An đạt mức tăng trưởng tương đối khá trong bối cảnh vừa phục hồi sau  đại dịch Covid-19 - Báo Long An Online

Theo Sở Công Thương tỉnh Long An, 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp đã khôi phục lại toàn bộ hoạt động và tìm đơn hàng mới để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và biến động chính trị trên thế giới dẫn đến giá xăng, dầu tăng, nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm và tăng cao làm cho sản xuất bị gián đoạn. Điều này khiến  trên địa bàn tỉnh chưa đạt kỳ vọng theo kế hoạch đặt ra.

Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng lao động. Nguồn lực lao động thiếu hụt với số lượng hàng chục ngàn vị trí ứng tuyển, nhất là nguồn lao động có tay nghề cao, đang làm cho doanh nghiệp chậm đà phục hồi sản xuất, kinh doanh so với trước dịch.

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, có tới 40% số doanh nghiệp không tuyển đủ được lượng lao động. Dự báo năm 2022 Long An thiếu khoảng 51.000 lao động, trong đó, trên 70% là lao động phổ thông các ngành như may mặc, giày da, còn lại là lao động kỹ thuật như là văn phòng, bán hàng. Đến nay, các doanh nghiệp đã tuyển dụng được trên 20.000 lao động, từ nay đến cuối năm còn thiếu khoảng hơn 30.000 lao động.

Dự báo tình trạng căng thẳng chuỗi cung ứng hàng hóa trên toàn cầu sẽ dần được giải quyết, giá hàng hóa sẽ giảm nhiệt và ổn định trở lại khi các nước tăng cường các biện pháp kiểm soát lạm phát. Đồng thời, các nước ưu tiên tín dụng cho khôi phục chuỗi cung ứng, sản xuất hàng hóa khi dịch bệnh Covid-19 đang được kiểm soát khá tốt ở nhiều nơi trên thế giới. Riêng giá các mặt hàng năng lượng và sản phẩm nông nghiệp như lúa, mì, ngũ cốc, giá sẽ tiếp tục neo ở mức cao do tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng từ Nga, Ukraine.

Trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan chức năng, tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật lao động. Đồng thời, yêu cầu các cấp, các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống an sinh xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động làm việc.

Năm 2022 ngành Công Thương Long An đặt mục tiêu tham gia, góp phần vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh 6,5% - 7%. Theo dự kiến, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 96.400 tỉ đồng, tăng 12,71% so với kết quả thực hiện năm 2021.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 phấn đấu đạt 6,4 tỉ USD, tăng 6,67% so với năm 2021; Kim ngạch nhập khẩu đạt 5 tỉ USD, tăng 1,01% so với năm 2021; Tỷ lệ hộ sử dụng điện trên toàn tỉnh đạt 99,97%, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng điện nông thôn đạt 99,97%.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website