Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nghệ An ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo Sở Công Thương Nghệ An, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của tỉnh những năm gần đây phát triển khá nhanh nhờ thu hút được một số dự án FDI quy mô lớn, nhất là lĩnh vực sản xuất và cung cấp linh kiện, phụ kiện điện tử phục vụ ngành công nghiệp.

“Đón sóng” CNHT

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, trong vòng 5 năm trở lại đây, cùng với hàng loạt chính sách thúc đẩy, ưu đãi được ban hành, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu nhất định, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách của tỉnh; giải quyết nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

Cụ thể, thực hiện chương trình phát triển CNHT, Nghệ An đã thu hút được một số dự án sản xuất CNHT quy mô vốn lớn đầu tư vào địa bàn tỉnh, chủ yếu là doanh nghiệp (DN) vốn FDI, và đặt nền tảng để phát triển và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa một số lĩnh vực như: Điện tử, công nghệ thông tin, may mặc, cơ khí,... góp phần phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng ngày càng bền vững.

Bước đầu đã hình thành sự liên kết sản xuất giữa các DN trong nước và các DN FDI, đón sóng CNHT tạo điều kiện cho các DN trong nước từng bước tiếp cận công nghệ tiên tiến và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (Nhà máy cơ khí Hải Đức sản xuất một số ốc vít cho Tập đoàn Formusa, Công ty TNHH Alivator Strongs cung cấp linh kiện tháng máy cho Tập đoàn Hàn Quốc,...).

Báo cáo của Sở Công Thương Nghệ An cho thấy, có khoảng 81 DN, cơ sở sản xuất, chiếm 5,58% tổng số doanh nghệp toàn ngành công nghiệp. Trong đó, số doanh nghiệp CNHT nội địa chiếm số lượng lớn, với 72 DN, cơ sở, nhưng chủ yếu quy mô nhỏ thuộc các ngành gia công cơ khí, sản xuất bao bì.

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh Nghệ An, CNHT trên địa bàn tỉnh nhìn chung vẫn còn yếu và thấp hơn mức trung bình cả nước, chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. “Thiếu các cơ sở sản xuất nguyên, vật liệu cơ bản như thép chế tạo, nguyên liệu nhựa, cao su kỹ thuật, hóa chất cơ bản, linh kiện ô tô,… Trình độ công nghệ và năng lực về vốn, năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, phạm vi thị trường rất hạn chế”- báo cáo của Sở Công Thương Nghệ An chỉ ra.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng CNHT đạt 12 - 13%/năm

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch số 354/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Kế hoạch đặt ra mục tiêu, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CNHT bình quân đạt 12 - 13%/năm, chiếm trên 20% giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 2025 và tăng dần tỷ trọng trong những năm tiếp theo.

Đến năm 2025, phấn đấu số lượng DN CNHT nội địa chiếm từ 10 - 12% tổng số doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp; có từ 20 - 30 DN CNHT đóng trên địa bàn tỉnh có thể tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng của các tập đoàn.

Cụ thể, xây dựng từ 3 - 5 phân khu CNHT trong các khu công nghiệp; thu hút đầu tư 1 - 2 cụm công nghiệp chuyên ngành CNHT. Nâng dần tỷ lệ nội địa hóa, đến năm 2030 phấn đấu tỷ lệ nội địa hóa một số ngành công nghiệp ưu tiên phát triển như điện tử, cơ khí lắp ráp, năng lượng đạt từ 30 - 35%; dệt may đạt trên 45%. 100% doanh nghiệp CNHT ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành, tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh trên sàn thương mại điện tử vào 2030.

Cũng trong giai đoạn đến năm 2025, tập trung thu hút đầu tư phát triển CNHT ở một số lĩnh vực sản xuất gồm: Xơ, kéo sợi phục vụ cho ngành dệt đặc biệt là Sợi tổng hợp; phát triển các nhà máy dệt vải đáp ứng nhu cầu rất lớn của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh và cả nước; thu hút đầu tư các sản phẩm nhựa hỗ trợ cho ngành dệt - may. Giai đoạn 2026 – 2030, tập trung phát triển các dự án sản xuất và cung cấp thiết bị, phụ tùng cơ khí để thay thế trong qua trình vận hành các nhà máy trên địa bàn tỉnh...

Để đạt được mục tiêu đề ra, UBND tỉnh đã đưa ra các giải pháp thực hiện gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển CNHT; thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển CNHT; xây dựng môi trường đầu tư sản xuất, kinh doanh thuận lợi thúc đẩy CNHT phát triển. Đồng thời hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển CNHT; tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ CNHT; phát triển công nghệ, nâng cao năng lực quản lý chất lượng cho doanh nghiệp CNHT; phát triển thị trường, kết nối cung cầu sản phẩm CNHT...

Sở Công Thương cũng được giao chủ trì, phối hợp thực hiện các chủ trương, định hướng phát triển CNHT của Trung ương trong từng thời kỳ; tham mưu ban hành các cơ chế chính sách phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh; tổ chức các hoạt động kết nối CNHT giữa các DN trên địa bàn trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước.


Tác giả: Việt Duy

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website