Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công ty Tokyo sử dụng nhựa phân hủy sinh học của Trung Quốc trong may mặc

Tokyo - HighChem, một công ty kinh doanh hóa chất có trụ sở tại Tokyo, đã thành công trong việc áp dụng kỹ thuật thủ công truyền thống của Nhật Bản để cải tiến loại sợi nhựa có thể phân hủy sinh học do Trung Quốc sản xuất để có thể sử dụng trong quần áo thời trang và đang tiếp thị sản phẩm này cho các nhà sản xuất hàng may mặc châu Âu. 

Vào tháng 12 năm 2021, công ty này cũng đã ra mắt một loại sợi chứa axit polylactic (PLA), một loại nhựa có thể phân hủy sinh học được làm từ ngô, với thương hiệu chính thức là Highlact.

HighChem đã đầu tư vào Tập đoàn BBCA của Trung Quốc, một nhà sản xuất PLA, và ký hợp đồng mua bán tại Nhật Bản với công ty vào năm 2020. BBCA là nhà sản xuất PLA lớn thứ hai thế giới, với công suất sản xuất hàng năm là 100.000 tấn. Công ty Trung Quốc này được kỳ vọng sẽ là nhà sản xuất PLA hàng đầu thế giới khi bắt đầu vận hành một nhà máy lớn 300.000 tấn vào mùa hè này.

Trung Quốc: Nghề 'đào vàng' từ rác thải điện tử

Giám đốc HighChem Yuichi Taka cho biết anh đã có ý tưởng sử dụng PLA làm loại sợi may mặc nhưng cha anh lúc đầu phản đối. Các nhà sản xuất hóa chất lớn của Nhật Bản đã cố gắng thương mại hóa sợi PLA nhưng không thành công trong việc giải quyết các điểm yếu kỹ thuật của sợi, chẳng hạn như khả năng chịu nhiệt. Chính Taka, thân là một kỹ sư, cũng đã gặp nhiều thất bại trước khi ra mắt sản phẩm cuối cùng.

Anh quyết định kinh doanh sợi PLA bất chấp sự phản đối của cha mình vào đầu năm 2021, nói rằng anh "muốn thu hút chất xám của ngành công nghiệp dệt và sợi Nhật Bản." HighChem đã thuê bốn chuyên gia may mặc và vải và đã tiếp thị sợi cho các nhà sản xuất dệt truyền thống trên khắp Nhật Bản, bao gồm các nhà sản xuất sợi tổng hợp ở tỉnh Fukui và vải denim ở tỉnh Okayama.

Các chuyên gia thủ công dệt và sợi của công ty đã cải tiến sợi PLA đến mức đạt chất lượng để may quần áo bằng cách trộn chúng với các loại sợi tự nhiên như bông và các chất điều chỉnh có nguồn gốc thực vật. Taka cho biết  "Sản phẩm này đã được hiện thực hóa bởi vì chúng tôi ở Nhật Bản, nơi những người thợ luôn hướng đến sư cải tiến. Chúng tôi đang ở trong một môi trường kinh doanh không có ở Trung Quốc".

Công ty đã ký hợp đồng cung cấp Highlact với Ono Meriyasu Kogyo, một nhà sản xuất vải có trụ sở tại Tokyo, và Takihyo, một công ty kinh doanh dệt may, và dự kiến quần áo sử dụng sợi này sẽ được tung ra thị trường vào mùa thu đông tới. Công ty cho biết họ cũng đã bắt đầu đàm phán bán hàng với các nhà sản xuất hàng may mặc lớn ở châu Âu và Nhật Bản.

Hiện nay loại sợi này vẫn có vấn đề về khả năng chịu nhiệt, yêu cầu hạn chế là ủi. Sản phẩm được bán với giá 12 đô la một kg, gấp ba lần giá của sợi polyester. Tuy nhiên, các thương hiệu may mặc chất lượng cao của châu Âu đang mở rộng việc sử dụng các chất liệu bền vững mặc dù chi phí của chúng cao hơn. Trước yếu tố thuận lợi này, HighChem đặt mục tiêu doanh thu của Highlact là 5 tỷ yên (37,7 triệu USD) vào năm 2024.

Việc Nhật Bản cạnh tranh với Trung Quốc trong việc tự sản xuất hàng loạt nguyên phụ liệu may mặc, bao gồm cả PLA, được đánh giá là không còn thực tế nữa. Động thái của HighChem cho thấy Nhật Bản có thể tìm thấy cơ hội kinh doanh trong việc bổ sung các công nghệ và bí quyết mà Trung Quốc không nắm thế mạnh.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website