Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử - nguy cơ tụt hậu về công nghệ

Doanh nghiệp ngành điện tử đang đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn do sự phát triển quá nhanh của công nghiệp 4.0 nên buộc doanh nghiệp phải phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo.

Tại diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu: Cơ hội và thách thức hậu Covid-19” tổ chức trực tuyến mới đây, các chuyên gia đều cho rằng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử hiện nay đang đối mặt rất nhiều khó khăn và thách thức. Các khóa khăn thách thức này có thể kể đến, bao gồm: Thứ nhất, các doanh nghiệp ngành điện tử đang đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn do sự phát triển quá nhanh của công nghiệp 4.0 nên buộc doanh nghiệp phải phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo.

Thách thức thứ 2 nếu như trước đây, nhân công giá rẻ được xem là lợi thế thì nay điều này đã khác. Cùng với đó, tài nguyên thiên nhiên sẵn có cũng không còn là lợi thế nữa, do vậy đòi hỏi chúng ta phải chuyển đổi thực sự để có thể duy trì lợi thế là nơi có lực lượng lao động tay nghề cao, với mức lương xứng đáng, chứ không phải xếp cuối ở khu vực và vùng lãnh thổ châu Á trong nôi sản xuất điện tử như hiện nay.

Thêm vào đó, thách thức thứ 4 đến từ vấn đề an ninh phi truyền thống, từ biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên không bền vững... Những yếu tố này sẽ tác động mạnh tới mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Đặc biệt, trong ngành điện tử, nếu phát triển nóng thì yếu tố phát thải môi trường sẽ ảnh hưởng nhiều tới tương lai của ngành.

Một thách thức nữa là nguy cơ thiếu vật liệu, linh kiện và bộ phận hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử. Trong tình hình đại dịch như hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung linh kiện từ các quốc gia và vùng lãnh thổ truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…

Theo nhiều ý kiến chuyên gia, tốc độ chuyển đổi số ở các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện tử hiện nay còn rất thấp. Việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số vào sản xuất kinh doanh là điều kiện quan trọng để phát triển, song phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều sử dụng máy vi tính nhưng ở mức độ ứng dụng thông thường trong khi thiếu các ứng dụng mang tính chuyên sâu.

Số lượng doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cho số hóa không nhiều, chỉ chiếm khoảng 20% tổng doanh nghiệp cả nước. Có tới 51% các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ kỹ thuật số cho quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, nhưng số áp dụng công nghệ số cho bán hàng online chỉ chiếm 1%.

Trong khi đó, các doanh nghiệp đầu chuỗi đa quốc gia trong lĩnh vực điện - điện tử, đều có các bộ phận công nghệ thông tin chuyên trách xây dựng các nền tảng số, cho phép họ kết nối toàn cầu, xây dựng những hệ cơ sở dữ liệu quản lý và đánh giá các nhà cung ứng trên phạm vi toàn cầu.

Trước các thách thức trên, đã có các ý kiến khuyến nghị Việt Nam cần kịp thời điều chỉnh chính sách trong hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo dòng vốn FDI có chọn lọc hơn. Ưu tiên vào những lĩnh vực có công nghệ tiên tiến, bền vững, có sức lan toả với nền kinh tế Việt Nam, tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp Việt.

Cùng với đó, Chính phủ cần tập trung đầu tư vào các công ty đầu ngành để có thể kéo theo các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển hình thành chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp Việt. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất cần ưu tiên đầu tư vào công nghệ tầm trung và cao, tránh các công nghệ, máy móc cũ kỹ, lạc hậu.

Mặt khác, cần chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách hơn nữa các thủ tục hành chính, cải cách tư pháp, cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính phủ cũng cần tận dụng cơ hội chuyển đổi sản xuất sang Việt Nam để thúc đẩy doanh nghiệp Việt lớn mạnh, tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng ở vị trí công nghệ cao hơn. Trong đó, những dạng hỗ trợ như chuyển đổi số, ưu đãi start-up, tiếp cận nguồn vốn, công nghệ sáng tạo… cần được tăng cường và hài hoà hơn.

Một khảo sát mới đây của Reed Tradex thực hiện với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử hồi cuối năm 2021 cho thấy hơn 58% doanh nghiệp trong lĩnh vực này cho rằng phải mất hơn một năm sau đại dịch các hoạt động sản xuất kinh doanh mới khôi phục và trở lại bình thường; 75% các doanh nghiệp mong mỏi tìm kiếm hướng đi mới và muốn được chuyên gia tư vấn về các giải pháp kinh doanh hậu Covid-19 nhằm thúc đẩy công việc kinh doanh trở lại.

Giới chuyên gia nhận định số hoá đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, nên Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình số hoá cho các doanh nghiệp. Chuyển đổi số nên tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, các lĩnh vực mà khoảng cách chuyển đổi số còn lớn như chức năng nghiệp vụ sản xuất, quản lý chất lượng.

Chính vì thế, phát triển đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyển đổi số. Hợp tác với các doanh nghiệp đầu chuỗi trong hỗ trợ doanh nghiệp cung ứng chuyển đổi số. Phổ biến các chương trình hỗ trợ chuyển đổi số của Chính phủ để doanh nghiệp tiếp cận được rộng rãi hơn.


Tác giả: An Hưng

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website