Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ da giày

Mặc dù da giày là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng thực tế đến nay vẫn chưa có ngành công nghiệp hỗ trợ đúng nghĩa. Ngành da giày đặt mục tiêu phát triển tỷ lệ cung cấp trong nước nguyên vật liệu và phụ liệu đạt từ 75 - 80%.

Tỷ lệ nội địa hóa đã cải thiện

Da giày là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hơn 10%/năm. Ngành da giày đã và đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước.

Thực tế cho thấy, toàn ngành da giày, túi xách Việt Nam với hơn 1.700 doanh nghiệp thì có tới 85% doanh nghiệp hạn chế về vốn, kỹ thuật và công nghệ, không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu. Tỷ lệ nội địa hóa chưa cao được đánh giá là một trong những “rào cản” của da giày khi tiếp cận các thị trường có yêu cầu cao.

Đơn cử, với mỗi đôi giày, từ da giày, đế giày, lót giày, các phần này đều được sản xuất hoàn toàn 100% tại Việt Nam. Tuy nhiên, với những chi tiết trang trí, hiện tại ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được và còn đang phải nhập khẩu. Từ nay đến năm 2025, ngành công nghiệp hỗ trợ hỗ trợ cho ngành da giày đang đặt mục tiêu sẽ sản xuất nội địa hóa từ 75 - 80% các nguyên liệu của ngành da giày.

Khi nguyên phụ liệu còn phải nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ đối mặt với những khó khăn như: chi phí vận tải tăng, thời gian nhập khẩu làm chậm tiến độ sản xuất, phụ thuộc vào nhà cung ứng. Do đó, một số công ty đã khai thác nguyên phụ liệu nội địa.

Đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây bày tỏ, hiện tại đơn vị đã khai thác cơ bản đến 80 - 85% nguyên liệu sản xuất trong nước. Công ty trong hệ thống cung cấp vải bạt và hợp tác với các đơn vị cung ứng, khoảng trên 30 công ty nguyên phụ liệu.

Nhìn nhận về ngành da giày, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho biết 10 năm trước đây, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm da giày chỉ đạt 40%, hiện mức trung bình tăng lên 55%, cá biệt có những mặt hàng như giày thể thao, chúng ta chủ động 70 - 80%, giày vải chủ động gần như 100% nguyên phụ liệu trong nước".

Tuy nhiên, Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam cũng chỉ ra rằng, thời gian sắp tới, ngành da giày Việt Nam tham gia sản xuất nhiều dòng giày thuộc phân khúc cao cấp hơn, do đó đầu tư phát triển nguyên phụ liệu, doanh nghiệp trong nước cần tập trung vào công nghệ mới và chất lượng cao.

Tái cơ cấu đa dạng hoá nguồn cung nguyên, phụ liệu

Nhìn trên tổng thể, để ngành da giày phát triển trong trung và dài hạn, cần tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giày với  sự đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư từ những tập đoàn đa quốc gia; kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo đó, các doanh nghiệp ngành da giày cần tiếp tục tái cơ cấu sản xuất gắn với tiết giảm chi phí kinh doanh; đồng thời nâng cao năng lực thiết kế, xây dựng thương hiệu, ứng dụng nguyên liệu mới và năng lực cạnh tranh, tiến đến tập trung sản xuất các sản phẩm trung và cao cấp, các loại giầy da, túi xách thông dụng và thời trang phù hợp với nhu cầu, xu hướng thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà nhập khẩu.

Ngoài ra cần chuyển dịch từ sản xuất sản phẩm truyền thống sang sản xuất các sản phẩm trung và cao cấp, các loại giày da, túi xách thông dụng và thời trang. Đối với các sản phẩm phục vụ nhu cầu nội địa, tập trung mạnh hơn vào phát triển mẫu mốt thời trang, nghiên cứu ứng dụng nguyên liệu mới, quan tâm tới nghiên cứu nhu cầu thị trường. Phát triển một số tổ hợp chuyên ngành tại ba miền Bắc, Trung, Nam và cụm công nghiệp chuyên ngành có vị trí thuận lợi, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hợp thành mạng lưới chuỗi cung ứng từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất nguyên, phụ liệu, sản xuất và phân phối sản phẩm, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Nêu thêm giải pháp, LEFASO cho rằng, nhà nước cần hỗ trợ ngành hình thành các khu công nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chuyên biệt cho ngành. Các khu công nghiệp này phải có nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Chính phủ tạo cơ chế thu hút các doanh nghiệp có công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hỗ trợ doanh nghiệp da giày. Bên cạnh đó, cần có sự đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư từ những tập đoàn đa quốc gia; kết nối doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Cụ thể hướng các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên, phụ liệu tập trung phát triển ở khu vực có mật độ cao các doanh nghiệp dệt may, da giày tại một số địa phương phía Bắc (Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh,...), khu vực miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,...) và phía Nam (Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Long An,...), để giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm…


Tác giả: Việt Duy

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website