Tập trung phát triển 6 ngành công nghiệp trong hợp tác với Nhật Bản
Chiến lược này đã đề ra định hướng phát triển vượt bậc 06 ngành công nghiệp ưu tiên bao gồm: Điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông, thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng; sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô thành những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, có giá trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế. Những ngành công nghiệp ưu tiên này sẽ giữ vai trò dẫn dắt về thúc đẩy thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, trước hết là doanh nghiệp Nhật Bản, tạo lan tỏa công nghệ và lan tỏa kỹ năng đối với ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, các ngành ưu tiên sẽ đi đầu trong áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với đảm bảo tính hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam; giá trị sản xuất của các ngành ưu tiên tăng tối thiểu 20% hàng năm và đóng góp tối thiểu 35% vào tổng giá trị sản xuất ngành công nghệp; đứng trong số 10 ngành có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất; đến năm 2030, các ngành này chủ yếu áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với đảm bảo tính hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, cần tăng cường năng lực sản xuất của 06 ngành ưu tiên nhằm thích ứng với quá trình thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020; tạo dựng và mở rộng thị trường cho sản phẩm; tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ cho 06 ngành ưu tiên gắn với chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao; đẩy nhanh việc đưa vào vận hành những dự án lớn thuộc thượng nguồn (hóa dầu, sản xuất thép, điện lực, gas, năng lượng), v.v…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chi tiết Quyết định xem tại đây