Đối thoại người lao động tại nơi làm việc và Hội nghị người lao động
Cụ thể tại Nghị định này, Chính phủ quy định trực tiếp về 02 hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc bao gồm: đối thoại tại nơi làm việc và hội nghị người lao động.
Theo đó, người lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc định kỳ 03 tháng/lần, để trao đổi, thảo luận về tình hình sản xuất, kinh doanh, điều kiện làm việc, yêu cầu của người lao động đối với người sử dụng và ngược lại... Khoảng cách giữa 02 lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày; trừ trường hợp thời gian tổ chức đối thoại trùng với thời gian tổ chức hội nghị lao người lao động thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ. Mỗi bên tham gia đối thoại quyết định số lượng thành viên đại diện của mình tham gia đối thoại nhưng phải có ít nhất là 3 người.
Đối với doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên phải tổ chức hội nghị người lao động hàng năm về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; kết quả kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động; tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị, đề xuất của mỗi bên; thông qua nghị quyết hội nghị người lao động...
Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể đối với doanh nghiệp dưới 100 lao động hoặc theo hình thức hội nghị đại biểu đối với doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên...
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định các hình thức thực hiện dân chủ khác như: cung cấp và trao đổi thông tin tại các cuộc họp; tổ chức lấy ý kiến trực tiếp người lao động hoặc thông qua hòm thư góp ý kiến...
Bên cạnh đó, Nghị định cũng đặt ra nguyên tắc thực hiện quy chế dâ chủ tại cơ sở, theo đó người sử dụng lao động phải tôn trọng, bảo đảm các quyền dân chủ của người lao động tại nơi làm việc; quyền dân chủ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật thông qua quy chế dân chủ của doanh nghiệp; doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện công khai, minh bạch quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 08 năm 2013 và thay thế các Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 1999 và 87/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 05 năm 2007.
Chi tiết Nghị định xem tại đây.