Tăng tốc nối lại chuỗi sản xuất để hồi phục nền kinh tế
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Mức sụt giảm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.
Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2021 ước tính đạt 53,5 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 483,17 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 18,8%; nhập khẩu tăng 30,5%.
Sản xuất công nghiệp trong quý 3/2021 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là tại các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý 3/2021 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,05% (quý 1 tăng 8,9%; quý 2 tăng 13,35%; quý 3 giảm 3,24%); ngành khai khoáng giảm 7,17% do sản lượng khai thác dầu thô giảm 6% và khí đốt tự nhiên dạng khí giảm 17,6%.
Trên thị trường tài chính, tăng trưởng tín dụng đạt 7,17%, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2021. Để hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các ngân hàng thương mại lớn trong hệ thống ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay đối với những khoản dư nợ từ giữa tháng 7 đến hết năm 2021. Hiện nay, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng đồng Việt Nam đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,4%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (4,5%/năm).
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9/2021 tăng 2,06%; CPI binh quân quý 3/2021 tăng 2,51%. Tính chung 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 9 tháng 2021 tăng 0,88%.
Tốc lực chỉ đạo thúc đẩy sản xuất, lưu thông, xuất khẩu nông sản
Ngày 10/9/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 1497/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”.
Mục tiêu của Phong trào là nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tập trung cao nhất mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 với phương châm "phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài, chống là quan trọng, thường xuyên"; thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép": Vừa phòng, chống đại dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống, sức khỏe nhân dân.
Trong Thông báo 237/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp trực tuyến ngày 5/9 với các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng yêu cầu trong thời gian giãn cách xã hội phải kiểm soát được dịch bệnh theo tiêu chí của Bộ Y tế, kiên quyết không để tình trạng giãn cách không triệt để, kéo dài mà không đạt được mục tiêu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và tâm lý, tình cảm, đời sống nhân dân.
Tiếp đó một loạt các quyết sách, chỉ đạo điều hành được Chính phủ đưa ra, liên quan đến chính sách an sinh, xã hội, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kết nối cung cầu, đảm bảo lưu thông hàng hóa:
Các bộ, cơ quan, địa phương lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân: Tại văn bản văn bản số 6858/VPCP-KTTH ngày 24/9/2021, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thành lập ngay Tổ công tác đặc biệt của bộ, cơ quan, địa phương về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Quản lý chặt việc cấp phép sản xuất và xuất, nhập khẩu trang thiết bị phòng dịch: Tại văn bản 6313/VPCP-V.I ngày 9/9/2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu Nạp Tiền 188bet , Bộ Công an, Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, giám sát để xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, buôn bán khẩu trang, găng tay không bảo đảm chất lượng, nguồn gốc và lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để đầu cơ, tăng giá bất hợp lý các mặt hàng thiết yếu; đồng thời, quản lý chặt chẽ việc cấp phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu găng tay, khẩu trang y tế, trang thiết bị phòng dịch.
Bảo đảm an sinh xã hội và an toàn phòng, chống dịch: Tại văn bản số 6324/VPCP-KGVX ngày 10/9/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TPHCM, Bình Dương rà soát, khắc phục ngay các tồn tại về hỗ trợ y tế, lương thực, thực phẩm cho người dân; bảo đảm yêu cầu giãn cách, cách ly theo quy định.
Thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh: Tại Thông báo 256/TB-VPCP ngày 23/9/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với các nhà khoa học về phòng, chống dịch COVID-19 nêu rõ: Nhiều nhà khoa học thống nhất việc không thể kiểm soát dịch COVID-19 một cách tuyệt đối, vì vậy chúng ta thống nhất, cần phải thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh; cần có biện pháp, bước đi phù hợp để “thích ứng an toàn, linh hoạt” hoặc “sống chung” với dịch bệnh. Bộ Y tế cần tiếp thu các ý kiến và khẩn trương nghiên cứu, xác định rõ các tiêu chí thế nào là thích ứng an toàn, linh hoạt, thích ứng an toàn có kiểm soát; tiêu chí kiểm soát được dịch bệnh...
Đặc biệt, ngày 21/9/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký ban hành Chỉ thị 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19. 4 nhiệm vụ đặt ra cho Nạp Tiền 188bet , gồm:
(1) Hướng dẫn các địa phương đã kiểm soát dịch bệnh mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối kịp thời cung ứng hàng hóa cho người dân; đồng thời phối hợp với Bộ Y tế ban hành các quy định bảo đảm phòng chống dịch.
(2) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá tác động, hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp triển khai thực hiện đáp ứng các quy định của phía Trung Quốc tại Lệnh 248, Lệnh 249 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
(3) Chủ động trao đổi với các cơ quan và địa phương phía Trung Quốc về việc mở thêm các cửa khẩu thông quan cho xuất khẩu nông sản, đặc biệt là rau quả; khuyến khích xuất khẩu chính ngạch qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
(4) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp, Bộ Giao thông trong công tác đàm phán quản trị chất lượng để mở cửa thị trường nông sản xuất khẩu; chủ động cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản cho các địa phương; hỗ trợ thương nhân đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua các kênh thương mại điện tử.
Trên tinh thần chỉ đạo này, Nạp Tiền 188bet đã nhanh chóng vào cuộc với các nhiệm vụ công việc cụ thể. Đồng thời, trong những tháng cuối năm 2021, một trong những hoạt động trọng tâm mà Nạp Tiền 188bet tiếp tục đặt ra là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất lớn trong các khu công nghiệp nhằm duy trì chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất.