Tăng cường quản lý, vận hành an toàn hồ chứa thủy điện
Cửa hầm dẫn nước đang thi công của thủy điện Nước Xáng, huyện An Lão Công tác quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng có hiệu quả các công trình hồ chứa nước thủy điện là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt trong mùa lũ, việc vận hành các hồ chứa nước phải đảm bảo an toàn công trình và góp phần giảm lũ cho hạ du; đảm bảo an toàn cho các công trình bậc dưới,… đồng thời phải tuân thủ quy trình vận hành liên hồ và đơn hồ chứa đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hàng năm, Sở Công Thương đã thực hiện chỉ đạo của Nạp Tiền 188bet , UBND tỉnh về việc tăng cường công tác kiểm tra sự tuân thủ và chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, quản lý chất lượng xây dựng công trình thủy điện của các Chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên kiểm tra việc quản lý, vận hành, khai thác các công trình hồ chứa nước thủy điện thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh.
Trước 15 tháng 6 hàng năm, các Chủ đập hồ chứa thủy điện lập các Phương án phòng chống lụt bão; Phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập của các dự án thủy điện trình các Sở ngành và UBND các huyện tham gia thẩm định trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định, đến thời điểm hiện nay chỉ có 03 hồ chứa nước thủy điện đang vận hành để phát điện nhưng dung tích các hồ rất nhỏ so với hồ thủy lợi Định Bình nằm phía hạ du. (Hồ A thủy điện Vĩnh Sơn: 34 triệu m3, hồ thủy điện Trà xom: 39,5 triệu m3, hồ thủy điện Vĩnh Sơn 5: 1,53 triệu m3; các hồ này đều xả nước về hồ Định Bình: 226,21 triệu m3). Các Phương án phòng chống lụt bão, Phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập của 03 dự án thủy điện của năm 2016 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Trước mùa mưa bão, Sở Công Thương đã có công văn chỉ đạo các Chủ đập hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện một số nội dung chính như: (1) Vận hành đúng quy trình liên hồ, đơn hồ chứa đã được phê duyệt; (2) Thông báo thường xuyên cho địa phương vùng hạ du các thông tin vận hành hồ chứa; (3) Kiểm tra công trình hồ, đập, nguồn điện dự phòng để mở các cửa van, … ứng trực sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống do mưa, bão gây ra nhằm bảo đảm an toàn đập; (4) Thường xuyên theo dõi dự báo khả năng tăng cường mực nước hồ để chủ động giảm lũ cho vùng hạ du; (5) Cập nhật bản đồ vùng ngập lụt để có giải pháp kịp thời khi phải xả lưu lượng lớn về hạ du.
Trong thời gian đến, Sở Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sự tuân thủ và chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý, vận hành, khai thác các hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo an toàn hồ, đập và giảm thiểu tối đa việc xả nước ngay trong đợt lũ gây thiệt hại về người và của, ảnh hưởng đến môi trường và dân sinh vùng hạ du.