RCEP - Nhận diện cơ hội và thách thức
Khách mời tham dự Chương trình Tọa đàm có ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên, Nạp Tiền 188bet ; Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế; Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Nạp Tiền 188bet ; Chuyên gia kinh tế Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
RCEP đánh dấu bước tiến hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới
Nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử phát biểu khai mạc Tọa đàm
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử cho biết, ngày 15-11-2020, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước thành viên, sau tám năm đàm phán, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã chính thức được ký kết, mở ra thêm cho doanh nghiệp và người dân những cơ hội và cả thách thức mới. Đồng thời cũng đánh dấu một bước tiến mới của nền kinh tế chúng ta hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới.
Hiệp định RCEP vừa được ký bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và năm quốc gia mà ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại tự do là: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Hiệp định có hiệu lực sẽ tạo ra thị trường quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Với RCEP, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, đồng thời được hưởng lợi từ việc cắt giảm chi phí giao dịch và môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN.
Tuy nhiên, RCEP cũng đặt ra những thách thức cho ngành nông nghiệp nếu muốn tận dụng hiệu quả lợi thế từ hiệp định. Ðó là việc các mặt hàng tương đồng sẽ chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn giữa các quốc gia tham gia RCEP, trong đó một số quốc gia có cùng chủng loại hàng nông sản với nước ta. Mặt khác, khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cũng trở thành thị trường nhập khẩu nông sản lớn từ các nước trong RCEP, nên các doanh nghiệp nước ta chắc chắn sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt ngay chính trên "sân nhà" trong cuộc chiến chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Thời gian để RCEP chính thức có hiệu lực không còn dài, chúng ta cần hết sức khẩn trương, chủ động để nắm bắt những thuận lợi mà hiệp định mang lại, đồng thời khắc phục những "lỗ hổng", yếu kém của mình.
“Để tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại (FTA), ngoài điều kiện cần là các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, bộ, ngành và các địa phương, sự chủ động và tích cực của doanh nghiệp (DN) mới là điều kiện đủ để hiện thực hóa các lợi ích và cơ hội mà các FTA mang lại.” ông Thanh chia sẻ tại Tọa đàm.
RCEP sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho Việt Nam
ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên, Nạp Tiền 188bet tại Tọa đàm
Chia sẻ về thông tin RCEP sẽ đem lại lợi kinh tế gì cho Việt Nam trên những khía cạnh nào trong ngắn hạn và dài hạn, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên, Nạp Tiền 188bet cho hay, RCEP là hiệp định thương mại tự do truyền thống với các tiêu chuẩn cao hơn cam kết của WTO.
Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và ASEAN, mang lại các lợi ích cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Thứ nhất, Hiệp định RCEP, khi được 15 thành viên thực thi sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.
Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và áp dụng một quy tắc xuất xứ chung giữa 15 nước (thay vì áp dụng năm bộ quy tắc xuất xứ theo năm hiệp định tự do thương mai của ASEAN+1 như hiện nay) giữa tất cả các bên tham gia cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, việc thiết lập Hiệp định này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia.
Thứ hai, ASEAN đã đa phương hoá quan hệ song phương với các đối tác trước đây, qua đó khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong việc đặt ra các điều kiện về thương mại với các đối tác.
Theo đó, Hiệp định RCEP sẽ giúp thiết lập thị trường xuất khẩu của ASEAN ổn định lâu dài. Trước tình hình thế giới đầy biến động gây ra những xáo trộn về chuỗi cung ứng trong những năm gần đây, việc hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới theo Hiệp định RCEP sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho Việt Nam, qua đó góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của ta.
Thứ ba, việc thực hiện Hiệp định RCEP sẽ tạo nên một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp... góp phần tạo nên môi trường thương mại công bằng trong khu vực. Theo một số nghiên cứu độc lập, thí dụ như nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, thì việc chúng ta chủ động cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng sẽ đem lại giá trị cho nền kinh tế Việt Nam còn cao hơn so với các lợi ích mở cửa thị trường trực tiếp của các nước, làm cho Việt Nam có cơ hội trở thành một điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế về lâu dài.
RCEP một lần nữa khẳng định được vai trò trung tâm của ASEAN trong việc xây dựng điều kiện về thương mại đối với các đối tác của khối.
Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ cam kết của Hiệp định
Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế chia sẻ tại Tọa đàm
Tuy nhiên, cũng như với các hiệp định FTA khác, để khai thác triệt để lợi ích do Hiệp định RCEP mang lại, việc đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam cần làm là nghiên cứu kỹ cam kết của Hiệp định, nhất là các cam kết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình.
Theo ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, có hai mảng chính chúng ta cần quan tâm: Một là, về mặt xuất khẩu hàng hóa đi, chúng ta cần quan tâm đến lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam và của các nước tham gia Hiệp định, quy tắc xuất xứ của Hiệp định, các quy định về vệ sinh kiểm dịch, rào cản kỹ thuật. Hai là, chúng ta cần xem việc cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, các quy định về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại.
Để khai thác hiệu quả Hiệp định này, chúng ta không chỉ quan tâm riêng cam kết của Việt Nam mà còn phải xem chúng ta cam kết gì với 14 đối tác còn lại.
Việc ký kết hiệp định lớn có hai mặt. Một mặt là hàng hóa của chúng ta có khả năng xuất khẩu sang nước khác, dịch vụ vươn ra được thị trường thế giới, nhưng thị trường Việt Nam cũng sẽ phải đón nhận hàng hóa từ nước ngoài, nên chúng ta phải có mức độ mở cửa thị trường tương đối.
Do đó, doanh nghiệp phải có hai chiến lược. Về ngắn hạn, các doanh nghiệp phải chuẩn bị cho mình chiến lược phòng thủ. Theo đó, doanh nghiệp cần củng cố thị trường trong nước, nâng cao chất lượng mặt hàng, nhận diện thương hiệu của mình chuẩn xác. Với chiến lược tấn công, doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch mở cửa thị trường, thậm chí thị trường quen với mặt hàng có lợi thế.
Ngoài các lợi ích, doanh nghiệp trong nước cũng cần chủ động nắm bắt và chuẩn bị trước về các tác động bất lợi mà Hiệp định RCEP gây ra, nhất là việc gia tăng cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa.
Cũng tại Tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi thẳng thắn, làm rõ các nội dung cam kết trong Hiệp định RCEP, giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân hiểu rõ và hiểu đúng các cơ hội và thách thức, để tận dụng hiệu quả Hiệp định này mang lại.