Quy hoạch điện VII: Nhiệt điện than giữ vai trò quan trọng
Báo Tiền Phong có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng, Nạp Tiền 188bet . Ông Tuấn cho biết trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Chính phủ không ưu tiên phát triển nhiệt điện than. Tuy nhiên, trước yêu cầu phải đảm bảo vận hành ổn định hệ thống điện nhất là khu vực miền Nam, nhiệt điện than trong các năm tới vẫn giữ vai trò quan trọng.
- Thưa ông, vì sao trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, nhiệt điện than vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn điện?
- Ông Nguyễn Anh Tuấn: Từ nay đến năm 2020, để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7,0%/năm, đòi hỏi phải đầu tư mới rất nhiều các dự án điện. Năm 2020, dự kiến sản lượng điện thương phẩm vào khoảng 235 – 245 tỷ kWh, tương đương với sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu là 265 – 278 tỷ kWh.
Thực tế hiện nay, tiềm năng về thủy điện lớn và vừa hầu như đã được khai thác hết, trong khi tiềm năng và trữ lượng khí đốt sẽ sớm suy giảm, năng lượng tái tạo và điện hạt nhân chưa thể đáp ứng ngay với quy mô lớn nên không còn lựa chọn nào khác là phải phát triển nhiệt điện để đảm bảo an ninh năng lượng.
Trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện than giảm 5,3% so với Quy hoạch điện VII, còn chiếm khoảng 42,7% tổng công suất nguồn. Chính phủ đã loại bỏ 18 dự án nhiệt điện than như Nhiệt điện Uông Bí III, Yên Hưng, Bắc Giang, Kiên Lương… nhưng nhìn chung, nhiệt điện than trong Quy hoạch điều chỉnh vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể. Với các dự án nhiệt điện than thực hiện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Chính phủ cũng yêu cầu phải phát triển các nhà máy nhiệt điện phù hợp với khả năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu.
Chính phủ còn nêu rõ quan điểm ưu tiên phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (NLTT), góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong sản xuất điện. Mục tiêu đến năm 2020, từ mức chỉ chiếm 4,5% tổng điện sản xuất trong Quy hoạch điện VII, nguồn điện sử dụng NLTT sẽ được ưu tiên phát triển tăng lên 7% trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
- Ông có thể phân tích rõ hơn về việc vì sao phát triển nhiệt điện mới đảm bảo được yêu cầu cấp điện, đặc biệt là miền Nam?
Trong những năm qua, việc đảm bảo điện cho miền Nam gặp rất nhiều khó khăn do thực tế nhu cầu điện tăng mạnh nhưng việc phát triển nguồn điện tại khu vực nội miền này đang gặp nhiều khó khăn. Nếu không đảm bảo cân đối cơ bản nguồn điện tại chỗ thì sẽ phải xây dựng nhiều công trình truyền tải điện, đi liền với nó là tổn thất điện năng tăng cao, an ninh của hệ thống khó được đảm bảo do sự cố truyền tải hoặc sự cố nhà máy điện, công tác vận hành hệ thống sẽ khó khăn hơn rất nhiều lần.
Trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tiến độ các dự án nhiệt điện than cũng đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu cung cấp điện của từng vùng miền. Sau năm 2020, nếu các dự án nhiệt điện được đưa vào vận hành theo đúng tiến độ, sẽ đảm bảo nhu cầu cung cấp nội miền, đặc biệt là miền Nam, giảm áp lực truyền tải cao trên đường dây 500 kV Bắc – Nam, tăng cường an ninh năng lượng quốc gia.
- Tuy nhiên, nhiều người lo ngại việc phát triển các nhà máy nhiệt điện than sẽ tác động xấu đến môi trường?
- Trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Chính phủ đã nêu rõ các giải pháp về giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường, trong đó yêu cầu sử dụng chất thải tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện than cho sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp khác nhằm giảm diện tích bãi thải, bảo đảm theo đúng quy định.