Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Sử dụng năng lượng tiết kiệm là yêu cầu cấp thiết
Năng lượng là yếu tố có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nguồn năng lượng truyền thống đang cạn kiệt dần và việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống cũng gây ra những tác động tiêu cực đối với con người và môi trường sống như biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu. Các hiện tượng thiên tai như bão lũ, hạn hán, xói lở bờ biển đã và đang xảy ra thường xuyên hơn gây thiệt hại rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sống.
Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng trong các năm qua tăng rất nhanh, khoảng 11,5% trong giai đoạn 2001-2010 trước khi có sự giảm nhẹ từ năm 2011 đến 2015. Nhu cầu tiêu thụ điện năng của Việt Nam cũng đã tăng trung bình 11,07%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và khoảng 11%/năm trong các năm 2011 đến 2015.
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng. Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một cao hơn của nền kinh tế quốc dân, đồng thời bảo vệ được môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng giúp tiết kiệm ngoại tệ, phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững.
Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương và triển khai nhiều chính sách nhằm thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường và giảm chi phí sản xuất. Điển hình là năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm và Hiệu quả (VNEEP) giai đoạn 2006-2015 tại Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 2 tháng 10 năm 2012; Và, năm 2010, Quốc hội thông qua “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực từ năm 2011. Luật quy định trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó các cơ sở sản xuất công nghiệp có trách nhiệm phải xây dựng, thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm; lồng ghép chương trình quản lý năng lượng với các chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở; Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; lựa chọn áp dụng quy trình và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến, biện pháp công nghệ phù hợp và thiết bị công nghệ có hiệu suất năng lượng cao; sử dụng các dạng năng lượng thay thế có hiệu quả cao hơn trong dây chuyền sản xuất; Áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiến trúc nhà xưởng nhằm sử dụng tối đa hiệu quả hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát; sử dụng tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên; Thực hiện quy trình vận hành, chế độ duy tu, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị trong dây chuyền sản xuất để chống tổn thất năng lượng; Loại bỏ dần phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo báo cáo của Viện Năng lượng (Nạp Tiền 188bet ), sau gần 5 năm triển khai, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ) và các đề án trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng TK&HQ (Chương trình Mục tiêu quốc gia) đã thu được nhiều kết quả tích cực. Giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ năng lượng tiết kiệm được đạt 5,65%, tương đương với tổng năng lượng tiết kiệm được trong giai đoạn là 11,261 triệu TOE.
(Ảnh: nguồn Chính phủ)
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Định Dũng nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay, nhận thức của nhiều doanh nghiệp và người dân về lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn chưa đồng đều; nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp và người dân về những biện pháp tiết kiệm năng lượng còn yếu, chưa đầy đủ, đôi khi còn hiểu sai lệch về việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, dẫn đến hiệu quả tiết kiệm năng lượng không cao.
Mặt khác, trong thời gian ngắn sắp tới, Việt Nam sẽ bắt đầu phải nhập khẩu than cho phát điện từ năm 2017 và dự kiến sẽ nhập khẩu khí hóa lỏng từ năm 2023 để bảo đảm nguồn năng lượng cung ứng cho nền kinh tế. Như vậy, việc tìm ra các giải pháp cung ứng đầy đủ nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế trong tương lai đang là vấn đề quan trọng và cấp bách.
Do đó, để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu thì việc phát triển năng lượng tái tạo và thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Phó Thủ tướng đề nghị, tại Hội nghị, các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia và doanh nghiệp trao đổi thẳng thắn các phương pháp, bài học kinh nghiệm, chỉ ra các tồn tại, phân tích nguyên nhân của những tồn tại trong 5 năm thực hiện Luật... hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng ngày càng tiết kiệm và hiệu quả. Phó Thủ tướng đề nghị Nạp Tiền 188bet phối hợp với các Bộ, ngành rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản Luật và các văn bản dưới Luật sau 5 năm thực hiện để phát hiện những bất cập, kịp thời thay đổi theo hướng tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức biện pháp thực hiện, chế độ giám sát, báo cáo, đánh giá việc thực thi Luật trong lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình.
Hội nghị đã thống nhất, sau 5 năm thực hiện, Luật sử dụng năng lượng TK&HQ đã có nhiều tác động tích cực: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật đã được ban hành đồng bộ, đúng thời điểm; tạo được sự đồng thuận, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc nâng cao nhận thức và thực thi các giải pháp sử dụng năng lượng TK&HQ; tạo hành lang thông thoáng cho các kế hoạch hợp tác của các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước; đạt được mục tiêu về TKNL trong giai đoạn 2011 - 2015.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, trong quá trình thực thi Luật cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: việc tuân thủ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả còn chưa nghiêm, các đối tượng điều chính của Luật chưa thực hiện đầy đủ các quy định của Luật, Nghị định và các văn bản hướng dẫn đã ban hành; nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp còn hạn chế, chưa sẵn sàng tiếp cận với thông tin về công nghệ và các giải pháp tiết kiệm năng lượng; việc thực hiện Lộ trình dán nhãn năng lượng gặp một số khó khăn về cơ sở hạ tầng thử nghiệm, thiếu hụt thiết bị thử nghiệm hiệu suất năng lượng...
Để nâng cao vai trò của Luật sử dụng năng lượng TK&HQ trong mọi mặt của đời sống xã hội, phát huy hiệu quả của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phát triển bền vững đất nước, giải quyết tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thi hành Luật, Nạp Tiền 188bet kiến nghị sửa đổi bổ sung một số nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cụ thể như sau: sửa đổi bổ sung theo hướng tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức biện pháp thực hiện, chế độ giám sát, báo cáo, đánh giá; xem xét phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giai đoạn tới làm đòn bẩy và công cụ hữu hiệu cho việc triển khai thành công Luật; điều chỉnh giá điện hợp lý trong thời gian tới, giảm dần việc trợ giá, bù chéo trong biểu giá bán lẻ điện.
Hồng Hạnh