Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2023 về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030.
Nghị quyết do Ban Chỉ đạo liên ngành kinh tế, Nạp Tiền 188bet chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, trình Chính phủ ban hành trên cơ sở tổng kết đánh giá 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới; đồng thời tổng hợp ý kiến đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương về định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn tới.
Nghị quyết số 93/NQ-CP được ban hành trong bối cảnh sau 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP, kết quả cho thấy từ các bộ, ngành trung ương tới chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đều đã có sự cố gắng và nỗ lực trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết, góp phần đưa công tác hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được triển khai bài bản, có hiệu quả; đóng góp tích cực vào việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; thu hút nguồn lực to lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chúng ta hiện đã thiết lập quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với trên 224 nước, vùng lãnh thổ, ký 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với trên 60 đối tác, đã có 71 đối tác công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Các thành tựu đạt được trong việc triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua, nổi bật là kinh tế tăng trưởng từng bước vững chắc và ngày càng được cải thiện, quy mô kinh tế ngày càng mở rộng, cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, thị trường xuất khẩu được mở rộng và đa dạng, các thị trường mà Việt Nam có ký kết các FTA thế hệ mới đều ghi nhận xuất khẩu tăng trưởng hàng năm… Tuy nhiên, bên cạnh đó, nền kinh tế vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như: sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của nước ta mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu so với thế giới, kể cả các nước trong khu vực; hiệu quả tận dụng cơ hội, lợi ích từ các cam kết quốc tế trong một số lĩnh vực còn hạn chế; hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững của nền kinh tế; mức độ đổi mới tư duy, sáng tạo trong suy nghĩ, quyết liệt trong hành động còn chưa thực sự cao, thêm vào đó, hậu quả của đại dịch Covid-19 vẫn đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế.
Trong giai đoạn tới, tình hình trong nước, khu vực và thế giới được dự báo sẽ có nhiều biến động với những diễn biến phức tạp, khó lường. Cục diện đa cực, đa trung tâm trên thế giới ngày càng rõ nét; chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ, tranh chấp thương mại giữa các nước lớn có xu hướng tăng lên; các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang làm thay đổi trật tự, cấu trúc kinh tế, cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của thể giới. Bên cạnh đó, xung đột nổi lên tại một số quốc gia - khu vực và hậu quả của đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục gây cản trở đối với dòng chảy thương mại, đầu tư quốc tế và làm “đứt gãy” các chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế của từng quốc gia, khu vực và thế giới trong những năm tới. Tình hình trên đã đẩy nhanh hơn các xu hướng đã có như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, bền vững và bao trùm. Trong bối cảnh đó, các quốc gia phải tìm điểm cân bằng mới giữa phát triển kinh tế, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm an ninh quốc gia, đồng thời tích cực thúc đẩy và tận dụng những thành quả khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu… Vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới để tận dụng hiệu quả hơn các cơ hội phục vụ cho tiến trình phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời lường trước và có giải pháp khắc phục, ứng biến linh hoạt trước những khó khăn/tác động tiêu cực có thể xảy ra trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, trong vòng 3-5 năm tới, công tác hội nhập kinh tế quốc tế cần hỗ trợ cho phục hồi, phát triển kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, gắn kết hài hòa với hội nhập trong các lĩnh vực khác nhằm đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trước tình hình trên, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030 là rất kịp thời nhằm mục tiêu: i) Chuyển hóa các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế thành kết quả trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế; ii) Nâng cao mức độ và chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững; iii) Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các tác động tiêu cực của bên ngoài; iv) Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,…
Để đạt được các mục tiêu trên, Nghị quyết đề ra 4 nhóm nhiệm vụ chính, bao gồm: Cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế; Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; Thực thi hiệu quả các FTA; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19 và phát triển bền vững. Đây là 4 nhóm nhiệm vụ tập trung giải quyết những vấn đề nổi bật trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đồng thời đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới.
Trên cơ sở các nhóm giải pháp nêu trên, dự thảo Nghị quyết đã phân công công việc cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện, tập trung vào những nhiệm vụ mang tính đột phá, ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2022-2025. Tại Nghị quyết, Chính phủ đã giao Nạp Tiền 188bet , Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết của các Bộ, ngành, địa phương, định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu./.