Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Sáng 12/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.
Sau đó, Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên chất vấn được Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân cả nước quan tâm, theo dõi.
Buổi chiều 12/11, từ 14 giờ đến 15 giờ 30, Quốc hội họp riêng. Từ 15 giờ 50, Quốc hội biểu quyết thông qua các Luật, Nghị quyết sau: Nghị quyết cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê; Nghị quyết về tổ chức phiên toà trực tuyến; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp, khó lường; cả nước đang từng bước hoạt động trở lại ổn định trong trạng thái bình thường mới, việc Người đứng đầu Chính phủ đăng đàn được đồng bào và cử tri cả nước rất trông đợi, hy vọng sẽ làm rõ những băn khoăn, mong mỏi của người dân.
Trước đó, Quốc hội đã tiến hành chất vấn các Bộ trưởng: Nguyễn Thanh Long, Đào Ngọc Dung, Nguyễn Kim Sơn, Nguyễn Chí Dũng về 4 nhóm vấn đề: y tế; lao động, thương binh và xã hội; giáo dục và đào tạo; kế hoạch và đầu tư.
Tại phiên họp chiều ngày 9/11, Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội trường Quốc hội và làm rõ một số nội dung mà đại biểu, cử tri quan tâm. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Những quan tâm, đóng góp của Đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước đối với ngành thời gian qua là rất quý giá, chúng tôi chân thành cám ơn, trân trọng tiếp thu và hứa sẽ có giải pháp khắc phục kịp thời, phù hợp. Thời gian tới, ngành Công Thương mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ, động viên của Đại biểu, cử tri và nhân dân cả nước để Ngành có cơ hội, điều kiện nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác của mình, xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Trong báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và dự kiến kế hoạch cho năm 2022 do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày trước Quốc hội ngày 20/10, đại dịch Covid-19 là vấn đề xuyên suốt được đề cập, liên quan đến cả kết quả phát triển kinh tế năm 2021 và kế hoạch năm 2022.
Đến nay dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc và đang thực hiện lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh tại nhiều địa phương.
Xác định 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng nhưng dự báo tình hình thách thức lớn hơn cơ hội, Thủ tướng nêu mục tiêu của Chính phủ là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân, cùng với tập trung tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Trong 16 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội được đề ra cho năm 2022, Thủ tướng cho biết mục tiêu về tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) là khoảng 6-6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; bội chi NSNN so với GDP khoảng 4%.