Hội nghị Bộ trưởng Hiệp định RCEP và các Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng kinh tế giữa Asean và các đối tác: Trung Quốc, Canada, Đông Á, Cộng Ba và Hồng Công, Trung Quốc
Ngày 17 tháng 9 năm 2022, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 54, Hội nghị Bộ trưởng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và các Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Kinh tế giữa ASEAN và các nước đối tác Trung Quốc, Ca-na-đa, Đông Á, Cộng Ba và Hồng Công, Trung Quốc đã lần lượt diễn ra tại Xiêm Riệp, Cam-pu-chia, với sự tham dự của Bộ trưởng Kinh tế 10 nước thành viên ASEAN và Bộ trưởng Kinh tế của từng nước đối tác. Đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị gồm đại diện các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư do Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng các nước ASEAN và đối tác đã trao đổi về tình hình kinh tế khu vực và toàn cầu trong thời gian qua và những dự đoán cho năm 2023, chia sẻ thông tin, cập nhật tình hình triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, tình hình thực thi các FTA hiện có giữa ASEAN và các đối tác như Hiệp định RCEP, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Đầu tư giữa ASEAN và Hồng Công, Trung Quốc (AHKFTA và AHKIA) và tiến độ đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ca-na-đa (ACAFTA).
Kể từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2022, đây là lần đầu tiên Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định RCEP họp và trao đổi quan điểm về tình hình thực thi Hiệp định, phương hướng tận dụng hiệu quả các lợi ích của Hiệp định RCEP nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Hội nghị hoan nghênh việc In-đô-nê-xi-a hoàn thành việc phê chuẩn Hiệp định RCEP và thống nhất mục tiêu toàn bộ các nước hoàn thành quá trình phê chuẩn trước cuối năm, sớm đem lại lợi ích thiết thực cho người dân trong khu vực. Trong thời gian tới, các nước cũng thống nhất các biện pháp nhằm thúc đẩy và tạo thuận lợi cho quá trình thực thi, đặc biệt là đem lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực.
Liên quan đến hợp tác ASEAN –Trung Quốc, các Bộ trưởng ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng ASEAN – Trung Quốc về hợp tác phục hồi kinh tế hậu Covid-19 và Báo cáo Nghiên cứu khả thi về việc tăng cường Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) nhằm đưa ra định hướng và phạm vi cho đàm phán nâng cấp Hiệp định ACFTA trong thời gian tới.
Với Ca-na-đa, các Bộ trưởng ghi nhận tình hình thực hiện Kế hoạch làm việc triển khai Tuyên bố chung về Thương mại và Đầu tư ASEAN - Ca-na-đa, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ ở ASEAN phát triển và việc triển khai phiên đàm phán đầu tiên Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ca-na-đa trong tháng 8 vừa qua.
Bộ trưởng các nước ASEAN - Cộng Ba (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) đã ghi nhận và hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện Kế hoạch Hành động ASEAN Cộng Ba về giảm thiểu tác động kinh tế của đại dịch Covid-19 cũng như Chương trình làm việc về hợp tác kinh tế ASEAN Cộng Ba năm 2021-2022. Trên cơ sở đó, các Bộ trưởng đã thông qua Chương trình làm việc về Hợp tác kinh tế giai đoạn 2023-2024 và khuyến khích các nước tăng cường hơn nữa hợp tác để cải thiện dòng chảy thương mại và đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, tiếp cận chuyển đổi kỹ thuật số, tạo thuận lợi thương mại, kết nối chuỗi cung ứng, v.v…
Với Hồng Công, Trung Quốc, các Bộ trưởng ghi nhận quan tâm của Hồng Công, Trung Quốc, đến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và thông báo Ủy ban hỗn hợp thực hiện Hiệp định RCEP sẽ thảo luận về vấn đề này khi điều khoản gia nhập Hiệp định RCEP có hiệu lực trong thời gian tới.
Ngoài ra, trong khuôn khổ các hội nghị trên, các Bộ trưởng đã dành thời gian trao đổi với các Hội đồng kinh doanh đại diện (Hội đồng Kinh doanh Đông Á – EABC, v.v…) để trao đổi về các hoạt động hợp tác liên quan cũng như khuyến nghị của các Hội đồng kinh doanh nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực, hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Tham gia thảo luận tại các Hội nghị trên, Việt Nam đã tích cực đóng góp ý kiến về định hướng hợp tác kinh tế giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối trong thời gian tới nhằm mục tiêu đạt được những lợi ích thiết thực cho Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung như củng cố chuỗi cung ứng khu vực và phát triển kinh tế bền vững trong bối cảnh nền kinh tế giới đang có nhiều thay đổi và chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Kết quả của các Hội nghị trên sẽ góp phần vào thành công chung của chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Kinh bế ASEAN lần thứ 54 và các hội nghị liên quan.