Giám định hàm lượng formaldehyde và amin thơm trong sản phẩm dệt may
Ông Trần Đình Huân là nhân viên của một công ty chuyên nhập sản phẩm dệt may từ nước ngoài hỏi về việc giám định hàm lượng formaldehyde và amin thơm trong sản phẩm dệt may.
Ông Huân hỏi: Nếu sản phẩm cùng loại, màu sắc, kích cỡ... nhập khẩu định kỳ theo từng tháng (số lượng có thể khác nhau) thì cần phải lấy mẫu đi thử nghiệm và chứng nhận sự phù hợp mấy lần? Nếu khi đăng kí giám định và chứng nhận sự phù hợp cho 10.000 sản phẩm, nhưng chia nhỏ ra nhập khẩu từng 1000 sản phẩm/lần thì chỉ cần giám định và chứng nhận 1 lần cho toàn bộ hay phải giám định và chứng nhận cho mỗi lần nhập hàng?
Theo ông Huân, trong Thông báo số 7993/BCT-KHCN có viết: "Mỗi sản phẩm chỉ cần công bố hợp quy một lần" nghĩa là gì? Tức là khi nhập khẩu sản phẩm giống nhau thì chỉ cần giám định và chứng nhận cho lô hàng đầu tiên? Vì sản xuất sản phẩm có cùng nguyên liệu, tôi có thể giám định nguyên liệu chung cho các sản phẩm thay vì giám định 1 sản phẩm không ? Nhà máy công ty tôi nằm trong khu chế xuất, muốn bán cho thị trường Việt Nam phải thông quan như hàng nhập khẩu, tôi có thể thực hiện phương pháp đánh giá tại nguồn theo phương thức 5 hay không?
Nạp Tiền 188bet trả lời vấn đề này như sau:
a) Về lô hàng công bố hợp quy
Theo quy định tại mục 1.3.4 QCVN:01/2017/BCT quy định “Lô hàng hóa đăng ký công bố hợp quy: là tập hợp các mặt hàng dệt may đăng ký công bố hợp quy trong cùng một đợt”.
Lô hàng hóa đăng ký công bố hợp quy không gắn với khái niệm lô hàng làm thủ tục hải quan để nhập khẩu. Lô hàng đăng ký đánh giá hợp quy gồm các sản phẩm thuộc một trong các trường hợp sau: 1). Sản phẩm nhập khẩu; 2). hoặc sản phẩm sản xuất trong nước; 3). hoặc bao gồm cả sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước được đăng ký đánh giá chứng nhận hợp quy và đăng ký công bố hợp quy cùng một đợt. Các sản phẩm không cùng lô công bố hợp quy, phải được thử nghiệm, công bố hợp quy riêng.
Ví dụ: doanh nghiệp nhập khẩu 10 lô hàng sản phẩm dệt may, ở cùng một cửa khẩu hoặc các cửa khẩu khác nhau, tại cùng một thời điểm hoặc trong nhiều thời điểm khác nhau. Khi thực hiện hoạt động đăng ký công bố hợp quy, doanh nghiệp có thể lựa chọn linh hoạt một trong các phương án sau để xây dựng lô hàng hóa công bố hợp quy: 1). nhập 10 lô hàng nhập khẩu này thành 01 lô hàng sản phẩm để đăng ký hợp quy; 2). hoặc chia 10 lô hàng nhập khẩu thành nhiều lô hàng sản phẩm để đăng ký hợp quy; 3). hoặc bổ sung các sản phẩm từ các lô hàng khác (được nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước) cùng với sản phẩm từ 10 lô hàng nhập khẩu trên (theo phương án 1 hoặc 2) thành 01 lô hàng sản phẩm để đăng ký hợp quy.
b) Về số lượng mẫu
Dưới góc độ kỹ thuật, màu sắc của sản phẩm được hình thành trong quá trình xử lý hoàn tất. Với các sản phẩm được tạo thành từ các nguyên liệu (thành phần xơ, sợi tạo thành vải) khác nhau sẽ sử dụng các hóa chất khác nhau. Màu sắc của sản phẩm do các loại thuốc nhuộm tạo nên, các thuốc nhuộm azo khác nhau được tạo thành từ các amin thơm khác nhau, do vậy màu sắc khác nhau của các sản phẩm sẽ liên quan đến các amin thơm khác nhau.
Đối với các sản phẩm được tạo thành từ các nguyên liệu (thành phần xơ, sợi tạo thành vải) khác nhau có cùng màu sắc, họa tiết nhưng về bản chất sản phẩm khác nhau. Đối với mỗi loại sản phẩm này cần phải lấy mẫu riêng.
Với các sản phẩm được tạo thành từ cùng nguyên liệu (cùng thành phần xơ, sợi tạo thành vải), cùng màu sắc và họa tiết nhưng có kích thước khác nhau có thể lấy 01 mẫu đại diện ứng với một kích thước.
Với các sản phẩm được tạo thành từ cùng nguyên liệu (cùng thành phần xơ, sợi tạo thành vải) nhưng có màu sắc và họa tiết khác nhau, để đáp ứng yêu cầu, các sản phẩm cần phải được phân loại, lấy mẫu thử nghiệm, hợp quy và công bố hợp quy theo màu sắc.
c) Đối với các sản phẩm được nhập khẩu lặp lại nhiều lần
Đối với các sản phẩm được nhập khẩu lặp lại nhiều lần (sản phẩm cùng chất liệu, cùng thương hiệu, cùng nhà sản xuất…), việc công bố hợp quy có thể thực hiện thông qua hoạt động đánh giá tại nguồn do Tổ chức đánh giá sự phù hợp được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo quy định (ví dụ như: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3, …).
Với các dòng sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận tại nguồn (Giấy chứng nhận đạt yêu cầu chất lượng về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo theo quy định tại QCVN 01:2017/BCT): Giấy chứng nhận được sử dụng để thực hiện việc công bố hợp quy (không phải lấy mẫu thử nghiệm). Trong trường hợp này, đề nghị Công ty báo cáo về danh mục và cung cấp hồ sơ đánh giá tại nguồn do Tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện đối với các dòng sản phẩm này về Nạp Tiền 188bet .
Với các dòng sản phẩm chưa được cấp Giấy chứng nhận tại nguồn, cần phải được lấy mẫu thử nghiệm, thực hiện thủ tục công bố hợp quy theo hướng dẫn ở trên.
d) Về khái niệm “mỗi sản phẩm”
Có hai cách hiểu về cụm từ “mỗi sản phẩm”
Cách hiểu thứ nhất: Theo cách hiểu về chủng loại sản phẩm (ví dụ như: áo sơ mi nam được sản xuất từ tơ tằm, do một hãng sản xuất, cùng màu);
Cách hiểu thứ hai: Theo lô công bố hợp quy, ví dụ như áo sơ mi nam được sản xuất từ tơ tằm, do một hãng sản xuất, cùng màu:
- Nếu được công bố hợp quy ở lô (lô công bố hợp quy) thứ nhất - được gọi là sản phẩm A;
- Nếu được công bố hợp quy ở lô (lô công bố hợp quy) thứ hai - được gọi là sản phẩm B;
Doanh nghiệp căn cứ ý kiến trả lời ở trên về lô hàng hóa để thực hiện việc thử nghiệm, công bố hợp quy theo quy định.
e) Về hình thức công bố hợp quy
Tại Mục 3.1.1 QCVN: 01/2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT quy định các hình thức công bố hợp quy:
- Trường hợp tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất) theo Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 7 được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Thông tư số 28) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (Thông tư số 02).
- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba) theo Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 5 hoặc phương thức 7 được quy định tại Thông tư số 28 và Thông tư số 02.
Nếu doanh nghiệp thực hiện việc chứng nhận theo phương thức 7 (theo lô) thì kết quả thử nghiệm chỉ áp dụng cho sản phẩm tương ứng ở trong lô đó; Nếu Doanh nghiệp muốn sử dụng cùng một kết quả thử nghiệm để hợp quy cho toàn bộ sản phẩm của Doanh nghiệp, thì Doanh nghiệp phải thực hiện việc chứng nhận theo phương thức 5 (quá trình sản xuất).
Phương thức 5 áp dụng đối với hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam hoặc sản xuất tại nước ngoài.
- Đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam: việc đánh giá được thực hiện thông qua tổ chức đánh giá sự phù hợp tại Việt Nam (kết quả chứng nhận được áp dụng trong 03 năm);
- Đối với hàng hóa sản xuất tại nước ngoài: việc đánh giá có thể thực hiện theo một trong hai cách thức sau:
(1) Thông qua tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam (hình thức này thường được gọi là đánh giá tại nguồn). Ví dụ Trung tâm Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng 3 đã đánh giá tại nguồn cho một số dòng sản phẩm của Malaysia.
(2) Thông qua tổ chức đánh giá của nước ngoài (hình thức này thường được gọi là thừa nhận lẫn nhau). Để được thừa nhận kết quả kiểm tra, tổ chức nước ngoài cần phải được Việt Nam công nhận.
g) Việc hợp quy đối với sản phẩm được may từ nguyên liệu đã công bố hợp quy
Việc hợp quy đối với sản phẩm được may từ nguyên liệu đã công bố hợp quy được thực hiện theo một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Đối với các sản phẩm được may từ các nguyên liệu đã công bố hợp quy, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng không làm phát sinh thêm hóa chất (formandehyt, amin thơm): sản phẩm cuối cùng không phải thực hiện việc thử nghiệm, đánh giá chứng nhận hợp quy nhưng phải công bố hợp quy (xây dựng hồ sơ công bố hợp quy và gửi về Sở Công Thương).
- Trường hợp 2: Đối với các sản phẩm được may từ các nguyên liệu đã công bố hợp quy, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng có làm phát sinh thêm hóa chất (formandehyt, amin thơm): sản phẩm cuối cùng phải thực hiện việc thử nghiệm, đánh giá chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.