Công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
Cụ thể, Công đoàn – là tổ chức đại diện giai cấp công nhân và người lao động, cùng với các tổ chức khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động theo Nghị định này có các quyền và trách nhiệm cơ bản của công đoàn trong việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ chính đáng, hợp pháp của người lao động như: hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động; đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể; xây dựng và giám sát việc thực hiện thang bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng và nội quy lao động...
Đồng thời phát huy vai trò là tổ chức tham gia quản lý Nhà nước, Công đoàn còn có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Công đoàn cấp trên xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích của tập thể lao động hoặc người lao động bị xâm phạm đồng thời tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động và thực hiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Nghị định số 43/2013/NĐ-CP cũng quy định rõ quyền và trách nhiệm của công đoàn trong việc tổ chức và lãnh đạo đình công. Cụ thể, công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có trách nhiệm lấy ý kiến của tập thể lao động để ra quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công hoặc rút quyết định đình công nếu chưa tiến hành đình công... Công đoàn cơ sở cũng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013 và bãi bỏ Nghị định số 133/HĐBT ngày 20 tháng 04 năm 1991, Nghị định số 302/HĐBT ngày 19 tháng 08 năm 1992.
Chi tiết Quyết định xem tại đây.