Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11 năm 2015

Bắt đầu từ tháng 11/2015, nhiều quy định, chính sách liên quan đến ngành Công Thương sẽ có hiệu lực thi hành như: Phương pháp xác định chi phí lập, thẩm định, quản lý Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ; Quy định về đăng ký doanh nghiệp; Nghị định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước; v.v...

Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

Từ ngày 01 tháng 11 năm 2015, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Nghị định 77 quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của quốc gia, Bộ, ngành trung ương và địa phương.

Vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước, bao gồm: vốn đầu tư của ngân sách trung ương cho Bộ, ngành trung ương; vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương. Vốn đầu tư nguồn công trái quốc gia là khoản vốn do Nhà nước vay trực tiếp của người dân bằng một chứng chỉ có kỳ hạn để đầu tư cho các mục tiêu phát triển của đất nước. Vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ là khoản vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành để thực hiện một số chương trình, dự án quan trọng trong phạm vi cả nước. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, gồm: vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia, v.v...

Vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định tại khoản 6 Điều 54 của Luật Đầu tư công. Theo đó, mức vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn được thực hiện như sau: Đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn của Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quy định mức vốn dự phòng theo từng nguồn vốn; Đối với kế hoạch đầu tư công trung hạn của bộ, ngành trung ương và địa phương, mức vốn dự phòng là 10% trên tổng mức vốn kế hoạch trung hạn theo từng nguồn vốn.

Số vốn dự phòng để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn, được sử dụng trong các trường hợp sau đây: Xử lý trượt giá sau khi đã sử dụng hết số vốn dự phòng trong tổng mức đầu tư được duyệt của từng dự án theo quy định của pháp luật; Bổ sung đầu tư dự án khẩn cấp và dự án cần thiết mới phát sinh; đối ứng cho chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài chưa có trong danh mục kế hoạch đầu tư trung hạn; Vấn đề cấp bách khác phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn, v.v...

Phương pháp xác định chi phí lập, thẩm định, quản lý Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ

Ngày 16/9/2015, Nạp Tiền 188bet đã ban hành Thông tư số 30/2015/TT-BCT (Thông tư 30) quy định phương pháp xác định mức chi phí lập, thẩm định, công bố, điều chỉnh và quản lý Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Thông tư 30 có hiệu lực từ ngày 02 tháng 11 năm 2015, thay thế Quyết định số 3836/2005/QĐ-BCN ngày 22 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Đơn giá quy hoạch phát triển điện lực.

Theo đó, Thông tư 30 quy định phương pháp xác định mức chi phí lập, thẩm định, công bố, điều chỉnh và quản lý Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Việc xác định chi phí lập, thẩm định, công bố, điều chỉnh và quản lý Quy hoạch sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác được khuyến khích áp dụng các quy định tại Thông tư 30.

Mức chi phí quy định trong Thông tư 30 là mức tối đa, làm căn cứ xác định chi phí cho việc lập, thẩm định, công bố, điều chỉnh và quản lý Quy hoạch. Trường hợp mức lương cơ sở thay đổi theo quy định pháp luật, mức chi phí lập Quy hoạch được xác định điều chỉnh tương ứng theo hệ số K (hệ số điều chỉnh theo mức lương cơ sở được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 30). Bên cạnh đó, định mức chi phí quy định tại Thông tư 30 bao gồm các khoản chi phí như: Chi phí nhân công lập Quy hoạch; Chi phí quản lý của đơn vị tư vấn Quy hoạch; Chi phí vật liệu, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, khấu hao máy móc thiết bị; Chi phí phục vụ hội nghị, cuộc họp, báo cáo; Chi phí đánh giá môi trường chiến lược của đề án Quy hoạch (nội dung đánh giá môi trường chiến lược là một phần của đề án Quy hoạch); Chi phí đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ của đơn vị tư vấn, v.v...

Đối với các đề án Quy hoạch đã ký kết hợp đồng trước ngày Thông tư 30 có hiệu lực, việc thanh toán, quyết toán chi phí lập Quy hoạch phải căn cứ theo nội dung của hợp đồng đã ký kết. Trường hợp nội dung hợp đồng có thỏa thuận được điều chỉnh giá khi Nhà nước thay đổi định mức chi phí Quy hoạch, các bên liên quan cần xác định cụ thể khối lượng công việc chưa hoàn thành để điều chỉnh phù hợp với quy định tại Thông tư 30. Trường hợp các đề án lập Quy hoạch đã phê duyệt kết quả đấu thầu nhưng chưa ký kết hợp đồng, cấp có thẩm quyền phê duyệt chi phí lập đề án Quy hoạch quyết định việc áp dụng theo các quy định tại Thông tư 30.

Ngoài ra, chi phí thuê tư vấn lập đề án Quy hoạch được xác định trên cơ sở kết quả đấu thầu và quản lý thông qua hợp đồng tư vấn. Nội dung hợp đồng tư vấn lập đề án Quy hoạch phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng có liên quan.

Quy định về đăng ký doanh nghiệp

Từ ngày 01 tháng 11 năm 2015, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP (Nghị định 78) về đăng ký doanh nghiệp thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Nghị định 78 quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.

Với kết cấu bao gồm 9 chương và 83 điều, trên cơ sở bám sát tinh thần cải cách nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp trong khâu gia nhập thị trường, hoạt động và rút khỏi thị trường, Nghị định bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

Bên cạnh quy định chung liên quan đến quyền thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp của người thành lập doanh nghiệp thì nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập mới, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đã được quy định cụ thể tại Nghị định. Đồng thời, thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp giảm từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc.

Việc thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện được quy định theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, góp phần cải thiện chỉ số khởi sự kinh doanh của nước ta theo đánh giá của tổ chức quốc tế.

Việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được kỳ vọng như một công cụ tiện lợi, hiệu quả, góp phần giảm thiểu thời gian thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho cả người dân, doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh. Toàn bộ quy trình tiếp nhận, xử lý, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện qua mạng điện tử, đưa dịch vụ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đạt cấp độ 4 về ứng dụng công nghệ thông tin.

Nghị định 78 cũng quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh, quay trở lại hoạt động trước thời hạn, tổ chức lại doanh nghiệp và giải thể doanh nghiệp theo hướng thuận lợi nhất cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, Nghị định 78 đã bổ sung một số nội dung nhằm hoàn thiện công tác đăng ký hộ kinh doanh như quy định về nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh, số lượng hồ sơ đăng ký, việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; rút ngắn thời gian xử lý cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh từ 05 ngày xuống còn 03 ngày làm việc nhằm đáp ứng chủ trương cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ kinh doanh.

Ngoài ra, Nghị định đã bổ sung quy định nhằm đảm bảo thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư áp dụng đối với các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

Nghị định 78 được cộng đồng doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, tác động tích cực đến môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta trong giai đoạn tới.

Ban hành Nghị định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước

Ngày 18/9/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước, quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/11/2015.

Theo đó, việc công bố thông tin của các doanh nghiệp nhà nước nhằm đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của các cơ quan nhà nước và của xã hội đối với doanh nghiệp nhà nước. Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật và phải do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện; Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.

Trường hợp các thông tin được công bố có sự sai lệch, chưa chính xác, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin phải xác nhận và điều chỉnh thông tin thay đổi hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ khi nhận được thông tin đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo giải trình với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.

Trường hợp việc công bố thông tin không thể thực hiện đúng thời hạn vì những lý do bất khả kháng, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và phải thực hiện công bố thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng được khắc phục.

Việc tạm hoãn công bố thông tin phải được công bố trên phương tiện công bố thông tin của doanh nghiệp, đồng thời, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước lý do của việc tạm hoãn công bố thông tin. Doanh nghiệp phải gửi thông báo đề nghị tạm hoãn công bố thông tin cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước chậm nhất là 5 ngày làm việc sau khi sự kiện bất khả kháng phát sinh.

Doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và công bố công khai các thông tin bất thường khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 1, Điều 109 Luật doanh nghiệp ngày 26/11/2014.

Hướng dẫn mới về thuế tài nguyên 

Ngày  02/10/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên và có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2015 thay thế Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010. Theo đó, một số nội dung mới như:

Đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư này là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định, bao gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại, v.v...

Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 2 Thông tư này. Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

Thông tư 152 quy định, đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Trường hợp tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân  khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế tài nguyên được xác định theo văn bản đó. Trường hợp tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên. Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế, v.v...

Theo Thông tư 152, việc căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên. Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất thuế tài nguyên. Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau: Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác. Việc ấn định thuế tài nguyên được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Trình tự, thủ tục miễn, giảm thuế tài nguyên, thẩm quyền miễn, giảm thuế tài nguyên được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website