Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2016
Hướng dẫn thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu
Bắt đầu từ ngày 05/10/2016, Thông tư số 21/2016/TT-BCT về hướng dẫn thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Hiệp định FTA VN-EAEU FTA cho phép bên nhập khẩu tạm ngừng ưu đãi thuế quan nếu phát hiện có gian lận xuất xứ hoặc nước xuất khẩu không hợp tác xác minh xuất xứ một cách có hệ thống. Bên nhập khẩu áp dụng ngừng ưu đãi theo từng bước: đối với lô hàng vi phạm; đối với hàng hoá của các doanh nghiệp có liên quan; đối với toàn bộ hàng hoá giống hệt theo phân loại danh mục hàng hoá (HS cấp độ 8-10 số) nếu các biện pháp trước không đủ để ngăn chặn các hành vi gian lận.
Trước khi áp dụng điều khoản, hai bên phải thực hiện quy trình tham vấn chặt chẽ để khắc phục vấn đề. Thời gian áp dụng tạm ngừng ưu đãi là 04 tháng và được phép gia hạn 03 tháng.
Đối với điều khoản Mua bán trực tiếp, điều khoản này cho phép áp dụng hoá đơn nước thứ ba ngoài Hiệp định nhưng loại trừ một số quốc đảo phía Liên minh Kinh tế Á Âu cho rằng có nguy cơ gian lận thương mại. Do chính sách thuế của các quốc đảo này (thuế nhập khẩu 0%), hàng hóa tăng khả năng gian lận thuế khi có sự tham gia phát hành hóa đơn của công ty trung gian đặt trụ sở tại các quốc đảo đó. Các cơ quan có thẩm quyền của hai bên đã đàm phán, xây dựng danh mục 30 quốc đảo không được áp dụng hóa đơn nước thứ ba khi hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu.
Ngoài ra, Hiệp định FTA VN-EAEU yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hai bên thông báo mẫu con dấu của tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định FTA VN-EAEU (C/O EAV). Đây là một bước tiến hơn hẳn so với nhiều FTA Việt Nam đã ký khi các FTA yêu cầu thông báo mẫu con dấu và mẫu chữ ký của cán bộ cấp C/O. Quy định mới trong Hiệp định FTA VN-EAEU tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình thông quan hàng hóa khi khác biệt về mẫu chữ ký không còn là nguyên nhân khiến C/O bị ngi ngờ tính xác thực.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Từ ngày 15/10/2016, Nghị định 123/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Nghị định này quy định chung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ); nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về quản lý ngành, lĩnh vực của Bộ thực hiện theo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ. Các quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ tại Nghị định này không áp dụng đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Tên của Bộ và tên của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ được dịch ra tiếng nước ngoài để giao dịch quốc tế theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao.
Cũng theo Nghị định này, Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc. Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt. Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ. Số lượng Thứ trưởng thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.
Quy định vềnNguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ, Nghị định yêu cầu phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng; đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong mọi hoạt động của Bộ; Tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ; Công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của Bộ.
Chế độ bồi dưỡng đối với thành viên Hội đồng cạnh tranh và người tiến hành, người tham gia tố tụng cạnh tranh
Kể từ ngày 10/10/2016, Quyết định 35/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với thành viên Hội đồng cạnh tranh và người tiến hành, người tham gia tố tụng cạnh tranh bắt đầu vó hiệu lực.
Theo đó,thành viên Hội đồng Cạnh tranh làm việc kiêm nhiệm được bồi dưỡng 1.300.000 đồng/người/tháng. Chủ tọa phiên điều trần được bồi dưỡng 150.000 đồng/ngày; Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Điều tra viên tham gia phiên điều trần được bồi dưỡng 100.000 đồng/ngày; Người giám định được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mời được bồi dưỡng 100.000 đồng/ngày; Người phiên dịch được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mời đến phiên dịch tại phiên điều trần được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định về chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiếp đón khách nước ngoài và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; Người làm chứng được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh triệu tập đến phiên điều trần được bồi dưỡng là 100.000 đồng/ngày; Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng được Hội đồng Cạnh tranh mời tham gia phiên điều trần được thanh toán chi phí đi lại. Chủ tọa được bồi dưỡng 150.000 đồng/ngày; Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được bồi dưỡng 100.000 đồng/ngày; Khách mời là chuyên gia hoặc đại diện các cơ quan chuyên môn được Hội đồng Cạnh tranh mời đến để tham vấn ý kiến liên quan đến vụ việc hạn chế cạnh tranh được bồi dưỡng 100.000 đồng/ngày.
Nguồn kinh phí để chi trả chế độ bồi dưỡng đối với thành viên Hội đồng Cạnh tranh và người tiến hành, người tham gia tố tụng cạnh tranh do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Nạp Tiền 188bet theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu năm 2016
Từ ngày 05 tháng 10 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016, Thông tư số 16/2016/TT-BCT (Thông tư 16) quy định việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu năm 2016 bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Thông tư 16 quy định áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với hai nhóm hàng có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu: thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm. Mã số hàng hóa và tổng lượng hạn ngạch thuế quan năm 2016 của các nhóm hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan quy định tại khoản 1 Điều này theo Phụ lục kèm theo Thông tư 16.
Đối tượng áp dụng quy định trong Thông tư 16 bao gồm: Thuốc lá nguyên liệu: Thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Nạp Tiền 188bet cấp và có nhu cầu sử dụng cho sản xuất thuốc lá điếu một tỷ lệ nhất định thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu do Nạp Tiền 188bet xác nhận. Trứng gia cầm: Thương nhân có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có nhu cầu nhập khẩu. Các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu năm 2016.
Hàng hoá nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên thuộc Liên minh Kinh tế Á - Âu cấp (viết tắt là C/O form EAV). Riêng đối với thuốc lá nguyên liệu, thương nhân Việt Nam có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Nạp Tiền 188bet cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Nạp Tiền 188bet quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài mới được phép nhập khẩu (nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu). Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Nạp Tiền 188bet cấp.
Thủ tục nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm giải quyết tại hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo nguyên tắc trừ lùi tự động cho đến hết số lượng hạn ngạch thuế quan đối với từng mặt hàng quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 16.
Hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức một số Hội nghị cấp cao
Từ ngày 03/10/2016, Thông tư 132/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam có hiệu lực thị hành.
Theo đó, các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao kinh phí để thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị, tổ chức và phục vụ Hội nghị ACMECS lần thứ bảy, Hội nghị CLMV lần thứ tám và Hội nghị WEF - Mê Công tại Việt Nam.
Kinh phí tổ chức các Hội nghị gồm: Ngân sách nhà nước; Các Khoản đóng góp, tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài; Nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
Các Bộ, ngành, địa phương chỉ được sử dụng kinh phí được cấp để thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan đến việc tổ chức, phục vụ các hoạt động trong khuôn khổ các Hội nghị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Trưởng ban Tổ chức các Hội nghị, Trưởng các Tiểu ban), không sử dụng kinh phí này cho các nội dung công việc khác thuộc nhiệm vụ thường xuyên của Bộ, ngành, địa phương.
Việc quản lý và sử dụng kinh phí, tài sản phục vụ các Hội nghị thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn về quản lý tài chính, tài sản của nhà nước và các quy định tại Thông tư này.
Nội dung chi tổ chức các Hội nghị gồm: Chi công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện, diễn tập để triển khai các hoạt động phục vụ tổ chức các Hội nghị; Chi mua sắm hoặc thuê phương tiện trang thiết bị, địa Điểm phục vụ công tác chuẩn bị và tổ chức các Hội nghị; Chi làm biểu tượng các hoạt động của các Hội nghị và các tặng phẩm, vật phẩm, kỷ niệm khác; Chi in tài liệu, chương trình, các ấn phẩm có liên quan, giấy mời, làm thẻ cho các thành viên tham dự các hoạt động của các Hội nghị; in thẻ hoạt động cho các phóng viên tham gia đưa tin các Hội nghị; Chi tổ chức hội nghị, hội thảo, họp nhóm, diễn đàn, họp báo trong khuôn khổ các Hội nghị; Chi cho các đại biểu đến dự các hoạt động của các Hội nghị thuộc đối tượng được Chính phủ Việt Nam đài thọ; Chi hoạt động của Ban tổ chức, Ban Thư ký và các Tiểu ban trực thuộc phục vụ các Hội nghị; Chi hỗ trợ công tác bảo đảm, an ninh, trật tự; công tác y tế, phòng dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, công tác phục vụ; Chi bảo đảm thông tin, liên lạc; Chi thông tin, tuyên truyền (in Panô, áp phích, logo, phù hiệu, quay phim, chụp ảnh, băng cờ, khẩu hiệu, in ấn tài liệu tuyên truyền) và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí...); Chi cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật chào mừng và phục vụ đại biểu tham dự các Hội nghị; Chi tổ chức các chuyến đi thực địa trong chương trình các Hội nghị dành cho các đại biểu được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Các Khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho công tác chuẩn bị và tổ chức các Hội nghị (nếu có).
Ngoài ra, Thông tư quy định mức chi cụ thể của từng hạng mục như khách sạn, phương tiện đi lại, mức chi ăn trưa làm việc, mức chi chiêu đãi, mức chi giải khát giữa giờ, chi tổ chức biểu diễn văn nghệ, chi đón, tiễn các đoàn, tặng phẩm, thiết bị, chế độ đối với cán bộ và nhân viên phục vụ các Hội nghị, chi các cuộc họp báo trước và sau các Hội nghị, chi dịch thuật, chi mua sắm hoặc thuê tài sản, trang thiết bị, in ấn tài liệu, v.v ...
PT.