Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao các nhóm nhiệm vụ lớn cho công tác Thương vụ khu vực Thị trường châu Á - châu Phi
Ngày 16/8, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về Công tác thương vụ khu vực Châu Á - Châu Phi nhằm thảo luận, đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh thị trường tiêu thụ hàng hóa trong bối cảnh trong nước và thế giới gặp nhiều biến động.
Hội nghị có sự tham dự của Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, các Thương vụ Việt Nam đang công tác tại thị trường Châu Á – Châu Phi.
Tìm giải pháp tiếp cận các thị trường mới
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước kết hợp với khai thác các thị trường mà Việt Nam là đối tác thương mại trong các Hiệp định song phương và đa phương; đồng thời tiếp tục phát triển các thị trường thay thế thị trường truyền thống hiện có lưu lượng ngày càng bị thu hẹp khi tổng cầu đang bị hạn chế và ảnh hưởng nhất định bởi các chính sách cực đoan trong phòng chống Covid-19 và tình hình lạm phát gia tăng ở rất nhiều quốc gia, Nạp Tiền 188bet đã triển khai rất nhiều các hoạt động, gần đây nhất là thực hiện chủ trương định kì hằng tháng tiến hành giao ban với các Thương vụ ở tất cả các nước trên thế giới. Từ đó, nắm bắt một cách kịp thời những chính sách của các nước sở tại để Bộ có cơ sở tham mưu cho các cấp thẩm quyền ban hành những đối sách có thể khai thác, tận dụng được các thị trường mà Việt Nam có quan hệ, bảo đảm lợi ích cao nhất của đất nước. Nhưng cũng đồng thời là để giải quyết được những vấn đề rất lớn hiện nay khi Việt Nam đã và đang trở thành một trong những công xưởng của thế giới.
Bộ trưởng cho biết thêm, 7 tháng đầu năm nay, mặc dù thế giới còn đang “quay cuồng” trong dịch Covid-19, hàng loạt quốc gia “chìm sâu” trong lạm phát, khủng hoảng thiếu, đứt gãy rất nhiều chuỗi cung ứng cả về nguyên vật liệu, cho đến các hàng hóa, sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất của người dân. Nhưng tại Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước, Chính phủ nên nền kinh tế của đất nước liên tục phát triển.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm, chỉ số GDP của nước ta tăng 6,42%. Với tốc độ này, dự báo cả năm nay, GDP của nước ta sẽ tăng trưởng khoảng 7,5%. Nếu đúng như dự kiến thì tốc độ tăng trưởng này cao bằng, thậm chí là cao hơn một vài năm trước khi có đại dịch. Đồng thời, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các năm. Việt Nam cũng vừa đón nhận một tin vui là trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều ước tính sẽ đạt 435 tỉ đô la. Theo dự báo này thì cả năm Việt Nam sẽ đạt ngưỡng khoảng trên dưới 700 tỉ đô la. Và Việt Nam đương nhiên sẽ trở thành một trong 15 quốc gia có thương mại quốc tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng quy mô của nền kinh tế Việt Nam càng lớn thì khả năng thâm nhập thị trường thế giới càng nhiều. Song trong bối cảnh biến động của thế giới hiện nay thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam khi đối mặt với sự đứt gãy của nhiều chuỗi cung ứng đã và đang diễn ra trên toàn cầu, nhất là cung ứng những vật tư chiến lược như: xăng dầu, phân bón, lương thực, thực phẩm.
Bên cạnh đó, nền kinh tế của nước ta hiện có độ mở trên 200% nên mọi biến động, thay đổi của chính sách của nước sở tại sẽ đều có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước. Vì vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm và đánh giá cao vai trò của Nạp Tiền 188bet nói chung, trong đó sự đóng góp của hệ thống Thương vụ ở các nước nói riêng trong 2 năm vừa qua.
Đánh giá cao vai trò của các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, song Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, trước thực trạng các thị trường truyền thống đã và đang bị thu hẹp bởi tổng cầu đang giảm, lạm phát tăng cao… và nếu các thị trường này tiếp tục bị thu hẹp thì chúng ta cần tranh thủ khai thác các thị trường mới. Vì vậy, việc đầu tiên của hội nghị là cùng nhau trao đổi, thảo luận để đưa ra những giải pháp khai thác được các thị trường mà Việt Nam đang là thành viên trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương. Đồng thời, tìm ra giải pháp để làm sao đưa hàng hóa Việt Nam đến được các thị trường mới, nhất là những thị trường có khả năng hấp thụ lớn hàng hóa của Việt Nam. Việc thứ hai là thảo luận để đóng góp vào quy định của Nạp Tiền 188bet về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là thảo luận để làm rõ tiêu chuẩn và điều kiện của cán bộ đáp ứng yêu cầu là tham tán, là tùy viên kinh tế tại nước ngoài.
Nhiều hoạt động quảng bá sản phẩm Việt Nam
Thông tin tại hội nghị về hoạt động của các Thương vụ trong thời gian qua, các Thương vụ Việt Nam tại các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Phi, Australia, Trung Quốc… đều cho rằng đã tổ chức nhiều chương trình để xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam và các nước. Tích cực xúc tiến vào các ngành cụ thể và đưa các tập đoàn lớn vào Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư. Đồng thời, các cơ quan Thương vụ cũng tích cực cập nhật những thông tin thay đổi chính sách để kịp thời hướng dẫn cho các doanh nghiệp tiếp cận với các thị trường… Đại diện các Thương vụ còn cho biết, hiện ở nhiều nước, nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm Việt Nam là rất lớn song các mặt hàng cần phải bảo đảm chất lượng ổn định và chứng nhận an toàn thực phẩm cũng như có không gian trưng bày hàng hóa cụ thể để có thể trực tiếp tham quan, tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, Việt Nam hiện là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 vào Nhật Bản. Các mặt hàng có lợi thế đối với thị trường này là: Nông sản, cơ khí, điện tử, chế biến đều có xu hướng tăng trưởng rất tốt. Hiện Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng đã và đang xây dựng kế hoạch tổ chức nhiều chương trình, hội thảo, giới thiệu, cập nhật thị trường để kết nối nhiều doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam thực hiện giao thương hàng hóa. Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng khuyến cáo các hàng hóa Việt Nam muốn xuất khẩu tốt sang thị trường Nhật ngoài việc phải tổ chức sản xuất đảm bảo đáp ứng các quy định về nhập khẩu, an toàn thực phẩm thì đồng thời phải ưu tiên quảng bá để người tiêu dùng Nhật biết tới.
Còn tại thị trường Úc, ông Nguyễn Phú Hòa – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Úc cho hay, thời gian vừa qua, Thương vụ đã tập trung và đẩy mạnh nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả. Thương hiệu hàng hóa của Việt Nam uy tín, nhiều hàng hóa thậm chí không đủ hàng để bán. Hiện tại thị trường này đang có 4 loại quả tươi được nhập khẩu từ Việt Nam.
Tham tán thương mại Nguyễn Phú Hòa phấn khởi cho biết thêm, sau 8 tháng, xuất khẩu sang thị trường Úc tiếp tục tăng trưởng, đạt 39%. Nếu không có diễn biến bất lợi, từ nay đến cuối năm, khả năng kim ngạch thương mại song phương tiếp tục lập kỷ lục mới, dự kiến đạt 15 tỷ USD.
Trong khi đó, đại diện Thương vụ Việt Nam tại thị trường Myanmar, ông Nguyễn Dương Kiên chia sẻ, thị trường Myanmar rất đặc biệt khi kinh tế chính trị chưa ổn định. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn nên việc hợp tác kinh tế giữa hai nước cũng chịu tác động chung. Tính đến hết tháng 7/2022, Việt Nam đã đạt 530 triệu đô kim ngạch xuất khẩu sang Myanmar. Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng đều bị nước bạn cho rằng cần có giấy phép xuất khẩu nên gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Myanmar đang phải thu xếp về nguồn ngoại tệ để thanh toán do thiếu hụt ngoại tệ nhập khẩu. Vì vậy, giao dịch thanh toán đang gặp khó khăn. Các hoạt động thương mại như hội chợ, triển lãm đang phải tạm dừng.
5 nhiệm vụ để phát triển thị trường
Sau khi lắng nghe 11 ý kiến của đại diện các Thương vụ tại các thị trường Châu Á – Châu Phi, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng: Để thực hiện được mục tiêu mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và hoàn thành những yêu cầu nhiệm vụ mà lãnh đạo Bộ đã đề ra cho các Thương vụ ở nước ngoài, lãnh đạo Bộ yêu cầu thời gian tới cần thực hiện một số nhiệm vụ sau đây để phát triển thị trường:
Thứ nhất, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi chủ trì phối hợp với các Vụ, đơn vị có liên quan của Bộ để khẩn trương xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường ở khu vực này. Một mặt tiếp tục củng cố, duy trì tốc độ tăng trưởng ở các thị trường truyền thống, mặt khác, đẩy mạnh khai thác các thị trường mà Việt Nam là thành viên thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương khu vực. Chiến lược đó phải nói rõ, nhu cầu của thị trường là cần những gì, những điểm lưu ý đối với các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp. Từ đó phân công, phân nhiệm cụ thể đối với từng cán bộ theo dõi đến từng địa bàn, từng thị trường để kết hợp với các Thương vụ Việt Nam ngoài nước xây dựng thành kế hoạch cụ thể trong từng tháng, từng quý và cả năm.
Thứ hai, tập trung nắm bắt các chủ trương, chính sách của các nước sở tại, phân tích các chính sách đó để có khuyến nghị chính sách đối với trong nước thông qua Vụ Thị trường châu Á - châu Phi. Đồng thời đề xuất, kiến nghị phản ánh chính sách của Việt Nam để đảm bảo quyền lợi của đất nước mình thông qua việc khai thác Hiệp định thương mại tự do mà chúng ta đã ký.
Thứ ba, tiếp tục nắm bắt diễn biến thị trường để kết nối cung cầu, thông tin phải được trao đổi, cung cấp ở cả hai chiều hàng tuần, tối đa 2 tuần 1 lần. Nhưng giao ban giữa các thương vụ duy trì mỗi tháng 1 lần, tại cuộc giao ban có sự tham gia của các Vụ, đơn vị có liên quan của bộ và của các Bộ ngành khác. Đặc biệt là có sự tham gia của các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lớn. Không chỉ nắm bắt nhu cầu thị trường của các nước sở tại, thông báo về nhu cầu, quy cách, phẩm chất và những điều đáng lưu ý đối với doanh nghiệp, với hiệp hội ngành hàng, mà trong nước cũng phải cung cấp cho các Thương vụ những thông tin về khả năng cung ứng sản phẩm hàng hóa ra các thị trường. Khẩn trương lập các phòng trưng bày sản phẩm của Việt Nam tại các Thương vụ. Thông qua phòng trưng bày, các doanh nghiệp, các hiệp hội, ngành hàng trong nước sẽ gửi sản phẩm sang để giới thiệu.
Thứ tư, Thứ tư, hiện nay, cả thế giới, trong đó có Việt Nam dự báo sẽ thiếu nguồn cung về nguyên liệu. Việt Nam là nền kinh tế có khả năng sản xuất để xuất khẩu rất lớn, tuy nhiên, nguyên liệu đầu vào của những ngành có lợi thế đều đã và đang lệ thuộc vào thị trường nước ngoài. Trong tương lai, nếu Việt Nam không vươn lên làm chủ công nghiệp vật liệu, công nghiệp hỗ trợ thì sẽ bị động. Đây là lúc các Thương vụ ngoài nước cần kết hợp chặt chẽ với đơn vị trong nước để kết nối cung cầu trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản, sản xuất chế biến, thành nguyên liệu đầu vào trong các ngành sản xuất ở trong nước. Không chỉ tương tác môi giới bán hàng mà các Thương vụ còn tương tác kết nối nguồn cung để có được nguồn cung đa dạng, ổn định nguyên vật liệu phục vụ cho các nền sản xuất trong nước. Bởi các nguyên vật liệu này sẽ quay trở lại đáp ứng các nhu cầu sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cho các nước sở tại.
Thứ năm, thông tin thị trường là vô cùng quan trọng. Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị tất cả các Thương vụ khẩn trương củng cố, nơi nào còn khó khăn, vướng mắc thì liên hệ với Cục Xúc tiến thương mại. Vụ trưởng Thị trường châu Á - châu Phi sẽ phải làm việc với Cục Xúc tiến thương mại để đến hết tháng 9 này, tất cả các Thương vụ đều phải có ít nhất một phòng trưng bày sản phẩm để giới thiệu sản phẩm từ trong nước gửi sang.
Thương vụ phải là “Đại sứ kinh tế”
Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có nhiều chỉ đạo đối với công tác phát triển Thương vụ. Bộ trưởng cho rằng, đối với các quy định về tiêu chuẩn, quy định về công tác Thương vụ, trên thực tế chưa làm rõ vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của cán bộ làm công tác Thương vụ ở ngoài nước, vẫn còn những thiệt thòi nhất định.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng, dù có thiệt thòi song sự kỳ vọng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, lãnh đạo Bộ vào các cán bộ đang thực hiện công tác Thương vụ là rất lớn. Đặc biệt, trong bối cảnh các hình thức thương mại đã thay đổi, không chỉ đơn giản là kết nối bán hàng mà cao hơn các cán bộ Thương vụ là những Đại sứ kinh tế của đất nước ở ngoài nước, là “cụm ăng ten” để thu phát các thông tin từ chính sách của nước sở tại. Từ đó sẽ góp phần khuyến nghị chính sách và đề xuất phản ứng chính sách để bảo đảm quyền lợi của đất nước trong quan hệ kinh tế đối với nước ngoài, đặc biệt là chống lại sự đứt gãy của nguồn cung cả về vật liệu hàng hóa trong bối cảnh thế giới đã thay đổi. Như vậy, vai trò của Thương vụ cũng phải thay đổi.
Để phát huy hơn nữa vai trò của cán bộ giữ vị trí Thương vụ ở nước ngoài, Bộ trưởng đề nghị những nhiệm vụ cụ thể:
Một là, Thương vụ phải nắm bắt kịp thời chính sách của nước sở tại và phải có khả năng phân tích để khuyến nghị về nước những chính sách sao cho phù hợp, có điều kiện để khai thác, phát huy quyền lợi của đất nước thông qua các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký. Nhiệm vụ này là vô cùng quan trọng, phải là nhiệm vụ đầu tiên.
Hai là, tiếp tục đi sâu, nắm bắt, tìm hiểu thị trường của nước sở tại để kết nối, khuyến cáo đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong nước. Thương vụ là người nắm bắt thông tin thị trường nước sở tại, cung cấp thông tin về trong nước, khuyến nghị với quá trình sản xuất, khuyến cáo các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, cần phải làm gì để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Rõ ràng những yêu cầu của thị trường, các thông tin, tín hiệu của các cán bộ Thương vụ phản ánh về trong nước là vô cùng quan trọng đối người sản xuất, hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, các địa phương, nhất là mặt hàng nông sản.
Ba là, Việt Nam đang thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, các Thương vụ phải tăng cường kết nối hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là những ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đồng thời tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Thương vụ phải tìm kiếm, phát hiện, kết nối để đa dạng nguồn cung nguyên vật liệu phục các ngành sản xuất trong nước, thúc đẩy hợp tác với nước ngoài để phát triển ngành công nghiệp vật liệu của Việt Nam, để Việt Nam có thể tự chủ trong sản xuất và xuất khẩu, chủ động tham gia và nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bốn là, Việt Nam đã và đang là công xưởng của thế giới, trong khi các ngành sản xuất vẫn đang phụ thuộc vào thị trường lớn cho nên trong tương lai, việc tìm kiếm địa bàn, hợp tác đầu tư, khai thác tài nguyên khoáng sản, như ở Châu Phi, Nam Mỹ cần phải đặc biệt chú trọng. Trong khi, khu vực đó lại đang rất cần lao động, công nghệ, nguồn vốn để có thể khai thác và chế biến khoáng sản thành nguyên liệu đầu vào, từ đó có thể phục cho sản xuất trong nước.
Năm là, vấn đề chuyển đổi năng lượng, Việt Nam đã cam kết với thế giới trung hòa các bon vào năm 2050. Để đạt mục tiêu này thì chúng ta phải chuyển đổi rất mạnh, theo đó giảm tối đa điện than. Sau năm 2030 không phát triển nhà máy điện than và buộc phải sử dụng các nhiên liệu đầu vào khác than, sạch hơn than để thay thế. Đến năm 2045 trở ra thì hoàn thay thế than thì mới đạt được chỉ tiêu trung hòa các bon.
Đồng thời, sau năm 2035, Việt Nam đang phấn đấu đạt mục tiêu phải thay nhiên liệu khí hóa lỏng tự nhiên bằng nhiên liệu sạch vì vậy rất cần công nghệ, vốn… Hiện Việt Nam cũng phát triển rất mạnh năng lượng tái tạo như: Điện gió, điện mặt trời… Để khai thác các tiềm năng trước mắt phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu thì rất cần sự kết nối của các thương vụ trong nước. Các Thương vụ sẽ là “cánh tay nối dài” để kết nối các nhà đầu tư, hiệp hội, doanh nghiệp quan tâm đến lĩnh vực chuyển đổi năng lượng tìm đến Việt Nam. Như vậy nhiệm vụ của các thương vụ chúng ta phải được xem là “các sứ giả kinh tế”, phục vụ nhu cầu phát triển đất nước.
Tại hội nghị này, sau khi lắng nghe các ý kiến xây dựng về tiêu chuẩn, quy chuẩn, điều kiện để trở thành Thương vụ hoạt động ở nước ngoài, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, đối với vấn đề tiêu chuẩn của cán bộ Thương vụ trước hết phải được đào tạo cơ bản ở trình độ đại học tại một trong các lĩnh vực: Kinh tế, thương mại, ngoại giao, luật. Bên cạnh đó, người làm công tác Thương vụ phải có khả năng nắm bắt chính sách, phân tích thị trường, kinh tế để đủ khả năng tham mưu, khuyến nghị, phản ứng chính sách cho đất nước. Các vấn đề này phải thống nhất để từng bước hình thành đội ngũ Thương vụ chuyên nghiệp, hiệu quả. Đồng thời, cán bộ Thương vụ thành thạo ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh và khuyến khích thành thạo tiếng bản địa, ưu tiên người có kinh nghiệm công tác.
Bộ trưởng cũng đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các Vụ thị trường ngoài nước tiếp tục lấy ý kiến của các đồng chí tại các Thương vụ để xây dựng, hoàn thiện tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện để từng bước xây dựng đội ngũ công tác tại các Thương vụ ngày càng chuyên nghiệp.
Thay mặt Ban cán sự, Lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh, chúc mừng những đóng góp của các đồng chí công tác tại các Thường vụ khu vực Châu Á, Châu Phi trong hai năm vừa qua, đặc biệt là từ đầu năm đến nay đã có những đóng góp rất quan trọng, tích cực để bảo đảm phát triển kinh tế xã hội trong nước. Bộ trưởng cũng chia sẻ những khó khăn ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của các Thương vụ. Đồng thời cho biết, những kiến nghị, đề xuất nào thuộc thẩm quyền của Bộ thì Bộ sẽ nghiên cứu, xem xét để có sự điều chỉnh phù hợp. Còn những đề xuất nào vượt thẩm quyền, Bộ sẽ có kế hoạch làm việc với các Bộ, ngành liên quan, tham mưu với Đảng, Nhà nước để có quyết sách một cách cụ thể.