Nạp Tiền 188bet ban hành Quy chuẩn kỹ thuật đối với chai chứa LPG
Theo đó, bên cạnh những quy định về vật liệu, thiết kế và chế tạo như: Chi tiết hàn vào chai phải được chế tạo bằng vật liệu tương thích; kết cấu chai phải đảm bảo khả năng thường xuyên kiểm tra tình trạng bề mặt kim loại mối hàn; các đáy chai phải chế tạo theo dạng hình elip hoặc chỏm cầu và phải làm bằng vật liệu liền tấm theo đúng kỹ thuật…, quy trình chế tạo bình chứa LPG còn phải đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về các thử nghiệm trong chế tạo để được nghiệm thu như: Thử cơ tính (thử kéo, thử uốn, thử kéo mối hàn), kiểm tra bề mặt mối hàn, kiểm tra thô đại và chụp ảnh bức xạ, thử nổ thủy lực, thử kín, thử mỏi, v.v…
Kết cấu của chai phải đảm bảo khả năng thường xuyên kiểm tra tình trạng bề mặt kim loại, mối hàn chai chứa LPG; đảm bảo việc bảo vệ chống hư hỏng đối với van chai và an toàn khi vận chuyển, bảo quản và sử dụng.
Ngoài ra, Thông tư số 18/2013/TT-BCT cũng hướng dẫn cụ thể về phương thức kiểm tra lô, loạt sản phẩm và việc ghi nhãn chai chứa LPG, trong đó, trên tay xách chai chứa LPG phải được đóng rõ rang các thông tin như: Tên đơn vị sở hữu, tiêu chuẩn chế tạo, tên nhà sản xuất, tháng, năm chế tạo, khối lượng chai rỗng, áp suất làm việc, v.v…
Trong quá trình nạp LPG vào chai, phải tiến hành thực hiện kiểm định khi phát hiện chai quá thời hạn kiểm định hoặc không thể xác định được thời hạn kiểm đinh; không được nạp LPG vào chai không có thông tin về khối lượng vỏ; có khuyết tật hoặc hư hỏng ở tay cầm, vành chân đai hoặc bị ăn mòn nhìn thấy được, v.v…
Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 15 tháng 09 năm 2013.
Chi tiết Thông tư xem tại đây.