Cần ngay một sách lược để doanh nghiệp sinh tồn giữa trận chiến trường kỳ với Covid-19
Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng là hiện hữu khi mà dịch bùng phát tại các tỉnh thành phố lớn trên cả nước - nơi có nhiều khu công nghiệp đã khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn do thiếu linh kiện, vật tư phục vụ sản xuất...
Doanh nghiệp dừng sản xuất cũng ví như con người nín thở. Nín thở cũng có giới hạn, tuỳ từng người có thể lâu hay mau. Với cả nền kinh tế thì thời hạn nín thở đó là bao lâu, đến nay là một tháng rồi, liệu có thể chịu thêm 1 tuần, 2 tuần hay 1 tháng nữa không? Ngay lúc này phải đề ra một sách lược để thoát ra tình trạng này thế nào? Doanh nghiệp cần được sản xuất để duy trì sản lượng, duy trì lực lượng lao động thì chuỗi cung ứng mới phục hồi được”, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Nạp Tiền 188bet nhấn mạnh.
Do đó, theo ông Hải, cần có một giải pháp để cho phép các doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại. Ví dụ, các doanh nghiệp phải bố trí quy trình sản xuất làm sao giãn cách tối đa, hạn chế tiếp xúc giữa các cá nhân và bộ phận trong quá trình sản xuất, đảm bảo các thiết bị phòng hộ cá nhân. Có thể không đạt 100% công suất nhưng đảm bảo các doanh nghiệp vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất. Cần có phương án kể cả ngay trường hợp có ca nhiễm thì cũng chỉ cách ly F0, F1 liên quan, còn các bộ phận khác vẫn được duy trì sản xuất.
“Chính phủ nên nhìn nhận tính chất lâu dài của trận chiến lần này để đối phó với dịch bệnh. Các chuyên gia cũng cho biết ngay cả khi có vaccin thì cũng không thể giúp ta miễn nhiễm virus mà vaccin chỉ giúp giảm các ca nặng, giảm tỷ lệ tử vong. Chúng ta cần đối mặt với tình huống đó để thấy dịch bệnh còn có thể kéo dài. Cần có sách lược để áp dụng với doanh nghiệp sản xuất, cho phép nới lỏng, tạo điều kiện cho sản xuất để đảm bảo mục tiêu kép - vừa đảm bảo phòng chống dịch vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh tế”, ông Hải đề xuất.