Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kiên Giang khai thác cơ hội từ các Hiệp định FTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá

Theo Sở Công thương Kiên Giang, kim ngạch xuất khẩu quý I/2022 của tỉnh hơn 162 triệu USD, đạt 20,8% kế hoạch năm, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2021, với các mặt hàng chủ lực, gồm: Gạo 44,64 triệu USD, rau quả 3,21 triệu USD, hải sản hơn 57 triệu USD, giày da 25,77 triệu USD và hàng khác 32,25 triệu USD.

Trong quý I, Sở tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, triển khai các biệp pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Triển khai các gói, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp thực hiện những giải pháp kinh doanh phù hợp, thích ứng với diễn biến của dịch bệnh trong trạng thái bình thường mới, nhất là thực hiện kịp thời các hợp đồng cung ứng, tranh thủ tốt một số thị trường xuất khẩu dần hồi phục và ổn định trở lại để tăng cường hoạt động ngoại thương... Thông tin, phổ biến các nội dung quy định về hội nhập kinh tế quốc tế và các điều kiện, thông tin thị trường xuất nhập khẩu.

Cần chiến lược xuất khẩu "đường dài" ở các thị trường FTA

Bên cạnh đó, ngành chức năng tỉnh tăng cường phối hợp liên ngành, liên tỉnh để đảm bảo lưu thông hàng hóa, khôi phục lại chuỗi cung ứng, phục vụ quá trình sản xuất công nghiệp, chế biến xuất khẩu, nhất là giữa tỉnh với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam.

Ngành chức năng hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giữa nhà sản xuất, cung ứng, tiêu thụ trong và ngoài nước để khôi phục thị trường. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp về nguyên liệu sản xuất chế biến ổn định, tuyển dụng, cung ứng lao động, khắc phục đứt gãy chuỗi lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với ngành dệt may, da giày, thủy sản có sử dụng nhiều lao động.

Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp và xung đột chính trị giữa Nga - Ukraina đã ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp trong tỉnh.

Theo Sở Công Thương, hiện nay, tình hình lây lan nhanh của biến chủng Omicron, cuộc chiến tranh Nga - Ukraina và chính sách “Zero COVID-19” của Trung Quốc tiếp tục là thách thức, rào cản đối với hoạt động kinh tế ngoại thương. Các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục đối mặt với khó khăn lớn như: Thiếu hụt nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ chế biến, giá nguyên vật liệu, cước vận chuyển tăng cao... tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh. Mặc dù vậy, tỉnh phấn đấu kim ngạch xuất khẩu quý II 228 triệu USD, để 6 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 390 triệu USD, đạt trên 50% kế hoạch năm, tăng 5,35% so với cùng kỳ năm 2021.

Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo phương châm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, thường xuyên nắm bắt tình hình kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nhất là xúc tiến thương mại, củng cố thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới tiềm năng, kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh. Ngành chức năng tăng cường tuyên truyền nội dung các Hiệp định thương mại tự do (FTA), giúp doanh nghiệp khai thác tận dụng cơ hội từ các Hiệp định FTAEVFTA, CPTPP và RCEP, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá.

Các ngành chức năng có liên quan hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn nguyên liệu, công nhân lao động ổn định, bảo đảm cung ứng cho sản xuất chế biến xuất khẩu gắn với liên kết chuỗi giá trị đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu./.


Tác giả: An Hạ

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website