Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô

Cổng Thông tin Điện tử cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 91/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô.

Nghị định này quy định cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, trách nhiệm của các bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô; cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm có quy mô vùng và tính chất liên kết vùng của Vùng Thủ đô.

Vùng Thủ đô gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên.

Lĩnh vực phối hợp là tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó ưu tiên các lĩnh vực trọng tâm sau: 1- Quy hoạch xây dựng; 2- Phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; 3- Phát triển khoa học và công nghệ; 4- Quản lý và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; 5- Quản lý đất đai; 6- Quản lý dân cư và phát triển, quản lý nhà ở; 7- Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật; 8- Phát triển và quản lý hệ thống giao thông vận tải; 9- Bảo tồn và phát triển văn hóa, lịch sử, du lịch.

Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô bao gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng. Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Phó Chủ tịch Thường trực);  Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. 

Các Ủy viên gồm: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Ủy viên Thường trực); Thứ trưởng và tương đương của các bộ và cơ quan ngang bộ: Tài chính; Công Thương; Giao thông vận tải; Xây dựng; Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Ngoại giao; Công an, Quốc phòng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Lao động-Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nội vụ; Tư pháp; Văn phòng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình; Phú Thọ; Bắc Giang; Vĩnh Phúc; Hải Dương; Thái Nguyên và Đại diện là chuyên gia, nhà khoa học tiêu biểu thuộc cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học của vùng; đại diện có uy tín của cộng đồng doanh nghiệp của Vùng Thủ đô.

Thường trực Hội đồng điều phối vùng gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực.

Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô có chức năng tham mưu, đề xuất và giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối, kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực, nội dung phối hợp của Vùng Thủ đô quy định tại Nghị định này.

Chính sách ưu tiên huy động nguồn vốn đầu tư

Nghị định quy định cụ thể chính sách ưu tiên huy động nguồn vốn đầu tư. Cụ thể, ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần cho các tỉnh, thành phố để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các công trình, dự án trọng điểm của vùng; Ưu tiên huy động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của vùng; Các tỉnh, thành phố có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của vùng trên địa bàn của mình; Ưu tiên tổng hợp các công trình, dự án trọng điểm của vùng vào danh mục dự án kêu gọi đầu tư của các chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia; Các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố thuộc vùng ưu tiên bố trí nguồn vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) cho các công trình, dự án trọng điểm của vùng.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định về việc miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian của dự án đối với các công trình, dự án trọng điểm của vùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, quản lý và bảo vệ môi trường được đầu tư toàn bộ từ nguồn vốn xã hội hóa. Việc miễn tiền thuê đất đối với các dự án trọng điểm của vùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, quản lý và bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo và môi trường.

Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục dự án cụ thể trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương sau khi Hội đồng điều phối Vùng Thủ đô có ý kiến. Nghị định có hiệu lực từ ngày 5/12/2021.

Ranh giới Vùng Thủ đô của một số quốc gia

Ranh giới Vùng Thủ đô London (tiếng Anh “London commuter belt” - Vành đai đi lại Luân Đôn) bao quanh London, nơi mà người ta có thể sinh sống và đi làm ở London, không được xác định chính xác. Nó có thể mở rộng khi các lựa chọn phương tiện giao thông cho phép di chuyển từ nhà đến nơi làm việc xa hơn hay khi ngân sách thuê hay mua nhà có thể chấp nhận được. Cơ quan thống kê quốc gia Anh định nghĩa Ranh giới Vùng xác định bởi tiêu chí: > 75% dân cư của vùng làm việc trong Vùng, hoặc  >75% người làm việc trong vùng sống trong Vùng. 

Địa giới Paris (Pháp) có từ năm 1860, gồm 20 quận nằm trong đường vành đai bao quanh, sân bay tại quận 15 và hai khu rừng Boulogne, Vincennes Phần đô thị phía ngoài thuộc về các tỉnh khác của Île-de-France. Viện INSEE sử dụng khái niệm “Khu vực đô thị” (tiếng Pháp: aire urbaine) để chỉ đơn vị đô thị và các xã có trên 40% dân số làm việc trong đơn vị đô thị đó.

Vùng đô thị Paris có dân số lớn hơn Île-de-France gồm 1584 xã, dân số hơn 11 triệu người (năm 1999). Vùng đô thị Paris còn để chỉ chung là “Vùng ngoại ô Paris” (tiếng Pháp: banlieue parisienne). Như vậy, tại châu Âu, nơi có lịch sử đô thị lâu đời, khái niệm Vùng thủ đô được xác định bởi không gian thực tế mà cư dân có khả năng định cư và làm việc chứ không phải là ranh giới hành chính .

Năm 1956, Nhật Bản ban hành Luật quy hoạch Vùng thủ đô (1956), định ra Vùng thủ đô Tokyo gồm Tokyo và 6 tỉnh bao quanh, nhưng cũng chỉ các cơ quan chính phủ sử dụng, còn quốc dân thì chỉ nhìn nhận Tokyo và 3 tỉnh kế cận. Là một trong 8 vùng vẽ trong bản đồ địa lý Nhật Bản nhưng không phải là đơn vị hành chính, chỉ sử dụng trong một số ngữ cảnh: vùng dự báo thời tiết, đặt tên cho doanh nghiệp hay tổ chức.

Vùng thủ đô Manila (còn gọi là Metro Manila) gồm thành phố Manila và 16 thành phố bao quanh. Diện tích Vùng thủ đô Manila: 638,55 km2, dân số gần 12 triệu người, thêm hơn 3 triệu dân từ 4 tỉnh cận kề ra vào làm việc hàng ngày (dân số 4 tỉnh hơn 10 triệu người).


Tác giả: An Bình

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website