Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bắc Giang bứt phá nhờ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hiện nay, Bắc Giang không chỉ là điểm đến của hàng loạt các doanh nghiệp công nghệ lớn mà việc ứng dụng khoa học, công nghệ (KHCN) trong nông nghiệp cũng giúp tỉnh phát triển nhiều sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng như: Gà đồi Yên Thế, vải thiều Lục Ngạn... đem lại danh tiếng cũng như giá trị kinh tế to lớn cho địa phương.

Tọa đàm xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Bắc Giang năm 2022 - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Vì mục tiêu phát triển bền vững

Bắc Giang là địa phương đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch xác định: "Phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu xuyên suốt, dựa chủ yếu vào KHCN và đổi mới sáng tạo, đưa KHCN, kinh tế tri thức và chuyển đổi số toàn diện trở thành nhân tố đóng góp chủ yếu cho nâng cao chất lượng tăng trưởng".

Với mục tiêu: Phát triển tỉnh Bắc Giang bền vững trong thời gian tới là một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về quy mô kinh tế và mức độ phát triển công nghệ vào năm 2025, ngành KHCN Bắc Giang chú trọng phát triển theo mô hình, giải pháp sau:

Phát triển các sản phẩm công nghệ, tập trung đầu tư nguồn lực từ khu vực công hơn nữa cho phát triển công nghệ, ưu tiên công nghệ lõi để tiếp cận, chuyển giao, chú trọng, nâng cao hơn nữa hiệu quả của chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ ở Bắc Giang.

Phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, xác định công nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu - ứng dụng KHCN trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh; nhân rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP hướng tới đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (cây vải thiều, cam, bưởi, lúa, rau mầu, gỗ; con lợn, con gà). Tập trung vào nhóm sản phẩm đặc sản địa phương như vải thiều Lục Ngạn, rượu làng Vân, mỳ gạo, mật ong… Nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất, chuỗi giá trị đã hình thành có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển ở địa phương như Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP).

Đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì, nhãn mác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020-2025. Hỗ trợ các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã,… xây dựng, đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm nông sản của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030 có 90% số sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp.

Phát huy hiệu quả của chính quyền điện tử, chính quyền số trong việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân. Ứng dụng rộng rãi về công nghệ thông tin và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng cơ sở dữ liệu số ngành KHCN, đáp ứng yêu cầu toàn bộ dữ liệu phải được số hóa, quản lý và khai thác trực tuyến.

Tập trung mọi nguồn lực cho phát triển KHCN. Tranh thủ các nguồn lực từ Trung ương và nguồn hỗ trợ vốn, công nghệ của nước ngoài. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của doanh nghiệp cho đầu tư phát triển KHCN.


Nguồn:Báo Chính Phủ Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website