Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) bám sát các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật

Qua 12 năm thực thi, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã góp phần thay đổi mạnh mẽ hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc cho sự phát triển công tác này tại Việt Nam.

 đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi  (sửa đổi). Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kết luận một số nội dung như: Đánh giá cao cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo đã chủ động, tích cực tiếp thu, giải trình ý kiến của các Đại biểu Quốc hội; các tài liệu báo cáo được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng; đề nghị các cơ quan có liên quan tiếp tục tổ chức hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến hoàn thiện thêm.

So với dự thảo Chính phủ trình Quốc hội vào cuối tháng 9 năm 2022, dự thảo sau khi tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 5 này (dự kiến ngày 26/5/2023 Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với dự thảo) gồm: 07 Chương với 79 Điều; theo đó: đã sửa đổi, bổ sung 63 Điều (bao gồm các Điều được bỏ, chuyển nội dung sang Điều khác, bổ sung 02 Điều), giữ nguyên 16 Điều; và bổ sung khoản 5 của Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Như vậy, Dự thảo lần này so với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 (gồm 06 Chương với 51 Điều) đã tăng thêm 01 Chương (Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù), chỉ giữ nguyên 01 Điều, sửa đổi 50 Điều và bổ sung mới 27 Điều. Dự thảo Luật bao gồm các Chương cụ thể như sau:

 - Chương I - Những quy định chung: Gồm 13 Điều (từ Điều 1 đến Điều 13).

- Chương II - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng: Gồm 23 Điều (từ Điều 14 đến Điều 36).

- Chương III - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù: Gồm 11 Điều (từ Điều 37 đến Điều 47).

- Chương IV - Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội: Gồm 6 Điều (từ Điều 48 đến Điều 53).

- Chương V - Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh: Gồm 20 Điều (từ Điều 54 đến Điều 73).

- Chương VI - Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Gồm 04 Điều (từ Điều 74 đến Điều 77).

- Chương VII - Điều khoản thi hành: Gồm 02 Điều (từ Điều 78 đến Điều 79).

Các điều, khoản đã được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở rà soát, đánh giá, đảm bảo tính thống nhất với các quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và bám sát 7 nhóm Chính sách lớn đã được Quốc hội thông qua theo Nghị quyết số 17/2021/QH15, cụ thể:

Chính sách 1: Hoàn thiện quy định về thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật;

Chính sách 2: Hoàn thiện quy định về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

Chính sách 3: Hoàn thiện quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp và vai trò hỗ trợ của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội;

Chính sách 4: Hoàn thiện quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù, có tính mới;

Chính sách 5: Hoàn thiện quy định về các loại hình giao dịch, khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững;

Chính sách 6: Hoàn thiện quy định về quản lý nhà nước;

Chính sách 7: Hoàn thiện quy định về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đang được trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 5 trong tháng 5 và tháng 6 năm 2023.


Nguồn:Ủy ban cạnh tranh quốc gia Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website