Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4/2018

Ngày 03 tháng 5 năm 2018, Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ Chính phủ tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP), Người phát ngôn của Chính phủ - ông Mai Tiến Dũng. Trong khuôn khổ họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người Phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trong ngày 03/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018 trong bối cảnh chúng ta đã đi được 1/3 chặng đường của năm 2018 và trước khi Hội nghị lần thứ 7 Trung ương khóa XII, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV khai mạc.

Tại phiên họp, Chính phủ đã bàn một số nội dung quan trọng: (1) Đánh giá tình hình KT-XH tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018; (2) thảo luận một số vấn đề xây dựng, hoàn thiện thể chế như dự án Luật đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP); tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh 4 tháng đầu năm 2018; việc quản lý, sử dụng viên chức, hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; (3) công tác chuẩn bị phục vụ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV và một số nội dung khác.

Về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan đã ban hành kế hoạch hành động cụ thể, thường xuyên tổ chức kiểm tra đôn đốc công việc được giao, tổ chức nhiều diễn đàn đầu tư, xúc tiến thương mại, đối thoại lắng nghe ý kiến của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tình hình KT-XH nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực:

- Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng 0,08% so với tháng trước, bình quân 4 tháng tăng 2,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,8%), lạm phát cơ bản bình quân tăng 1,34% so với bình quân cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,62%). Mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn định.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp IPP tính chung cả 4 tháng ước tăng 11,4%, cao hơn so với mức tăng của 4 tháng năm 2017 (6,6%), trong đó, riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14%.

- Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá và phục hồi rõ nét, do điều kiện thời tiết thuận lợi (đàn bò tăng 2,9%, gia cầm tăng 6,8%, sản lượng thủy sản tăng 4,5%, trong đó nuôi trồng tăng 5,9%, khai thác tăng 3,2%). Tính tới thời điểm cuối tháng 4/2018, đã có 50 huyện và 3.069 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục đà phát triển với nhiều tín hiệu tốt đẹp, ngay trong những tháng đầu năm, nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn đã được ký kết, tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng qua đạt 73,76 tỷ USD, tăng 19%. Xuất siêu tiếp tục duy trì ở mức 3,39 tỷ USD, góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Ngoài việc tiếp tục tăng trưởng mạnh xuất khẩu, chúng ta đã có bước tiến quan trọng trong điều tiết nhập khẩu, đặc biệt nhập siêu từ Trung Quốc.

- Khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng mạnh đạt trên 5,5 triệu lượt, tăng 29%. Hôm nay, Chính phủ cũng bàn đến việc tiếp tục gia hạn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu và Thủ tướng kết luận đồng ý gia hạn thêm ba năm nữa, bắt đầu từ 1/7/2018.

- Đặc biệt, dự trữ ngoại hối đã đạt gần 63 tỷ USD, như vậy trong hơn 2 năm qua chúng ta đã mua thêm 32 tỷ USD. Thu ngân sách đạt hơn 33% dự toán.

- Cùng với đó, các vụ việc tiêu cực, tham nhũng được xử lý nghiêm, củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn những hạn chế, khó khăn, thách thức:

- Kinh tế vĩ mô ổn định chưa thật vững chắc. Mặc dù chỉ số CPI 4 tháng đầu năm tăng thấp nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có xu hướng giá dầu thô tăng (giá dầu có lúc đạt đến 72 USD/thùng, cao nhất từ cuối năm 2014).

- Giải ngân vốn đầu tư công thấp (4 tháng vốn giải ngân chỉ đạt 16,4% dự toán, cùng kỳ năm 2017 đạt 22,3% dự toán).

- Môi trường đầu tư kinh doanh cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, nhiều chỉ số của môi trường kinh doanh còn có thứ hạng thấp trong bảng xếp hạng toàn cầu như gia nhập thị trường, phá sản doanh nghiệp. Cả nước có trên 41.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ. Có trên 26.000 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, số doanh nghiệp giải thể gần 4.700, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Thủ tướng nhắc tới một số ví dụ cụ thể về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và yêu cầu kiểm tra, xử lý như có địa phương lên Sở Xây dựng xin điều chỉnh quy hoạch phải đi tới 33 lần. Nhiều Bộ đã chủ động, mạnh mẽ, quyết liệt trong cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục, điều kiện kinh doanh, nhưng cũng có nhiều Bộ chưa chủ động. Có tình trạng “trên nóng, dưới nóng, ở giữa lạnh”, tức là cấp trung gian như huyện, sở, vụ, cục… chưa vào cuộc.

- Vốn FDI đăng ký mới có xu hướng giảm trong bối cảnh Mỹ và các đối tác giảm mạnh thuế suất thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các chính sách thu hút đầu tư về nước. Mặc dù vốn FDI thực hiện tiếp tục tăng 6,3%, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng 67%, nhưng vốn đăng ký cấp mới giảm 27,2% so với cùng kỳ, vốn đăng ký tăng thêm giảm 48,6% so với cùng kỳ.

- Một vấn đề được Thủ tướng hết sức quan tâm là tình trạng nợ đọng văn bản, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết luật, pháp lệnh chậm được ban hành, cần có giải pháp khắc phục.

- Lĩnh vực văn hóa xã hội còn có hạn chế, một số biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống, như các vụ việc liên quan tới các thầy thuốc, nhà giáo, học sinh…; hoạt động của một số người xưng là “Hội Thánh của Đức Chúa Trời” chưa được xử lý kịp thời; còn xảy ra một số vụ phá rừng nghiêm trọng…

Chính phủ cho rằng nhiệm vụ thời gian tới của năm 2018 là hết sức nặng nề trong bối cảnh tình hình khu vực và trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường; nhất là xu hướng bảo hộ mậu dịch, dựng hàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng mà ta có thế mạnh. Do đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành chức năng cần chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình, nghiên cứu, phân tích kỹ để đề xuất giải pháp phù hợp với những kịch bản, diễn biến mới, nhất là động thái của các nước lớn trên thế giới, trong khu vực và tình hình thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ.

Chính phủ yêu cầu từng thành viên Chính phủ, các bộ ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, 19-2017/NQ-CP, 35/NQ-CP; các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm và Chương trình hành động của Bộ ngành, địa phương. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, khắc phục tình trạng trì trệ trong thực hiện nhiệm vụ.

Trên cơ sở kết quả thảo luận, thống nhất tại Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Trưởng ngành tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô; giải ngân vốn đầu tư công; tài chính - ngân sách; nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ và du lịch; giao thông vận tải; môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính; văn hóa, xã hội, môi trường; quốc phòng, an ninh và đối ngoại; thông tin và truyền thông.

Chính phủ sẽ tiếp tục coi công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh là ưu tiên hàng đầu trong năm 2018 và các năm tiếp theo. Đẩy mạnh rà soát các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nào không còn phù hợp, cản trở đối với phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải sửa ngay (các quy định liên quan đến đầu tư, kinh doanh, quy hoạch, môi trường, đất đai, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Quan tâm, đẩy mạnh việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, không để nợ đọng văn bản hướng dẫn, nêu rõ trách nhiệm cá nhân.

Về chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 7 và Kỳ họp thứ 5 Quốc hội sắp diễn ra, Chính phủ yêu cầu phải đổi mới, nâng cao trách nhiệm, chất lượng chuẩn bị, phục vụ; các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ khẩn trương hoàn thiện đúng tiến độ, chất lượng các Báo cáo và Đề án được phân công để trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, không nợ đọng các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Cũng tại phiên họp, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các cơ quan về một số vấn đề cụ thể nổi lên trong thời gian qua. Như ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và đời sống của người dân.

Trong lĩnh vực giáo dục, phải chủ động phát hiện sớm, có biện pháp ngay từ đầu, không để xảy ra các vụ việc đáng tiếc như vừa qua liên quan tới phẩm chất, đạo đức, danh dự giáo viên; quan tâm bảo đảm cơ sở vật chất trường học, ngay từ những việc rất cụ thể như khắc phục tình trạng nhà vệ sinh trường học bẩn thỉu, hôi hám…

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan địa phương và kết quả kiểm tra tháng 4 năm 2018 của Tổ công tác, với tư cách là Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết:

Từ ngày 01/01/2017 đến 30/4/2018, có tổng số 26.705 nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương. Trong đó, có 15.876 nhiệm vụ đã hoàn thành (đúng hạn: 13.458, quá hạn: 2.418); 10.829 nhiệm vụ chưa hoàn thành (trong hạn: 10.440, quá hạn: 389 - chiếm 2,4%, giảm 2,3% so với tháng trước).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong tháng 4/2018, Tổ công tác của Thủ tướng đã kiểm tra Bộ Tài chính và Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao và việc rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa, cắt giảm, bãi bỏ điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra tại các Bộ, cơ quan, Tổ công tác kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị được kiểm tra trong tháng 4 và các Bộ, cơ quan liên quan triển khai một số nhiệm vụ. Thủ tướng đồng ý với các kiến nghị này và yêu cầu các bộ, ngành có kế hoạch cụ thể cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm các rào cản để tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân, doanh nghiệp, ứng dụng mạnh công nghệ thông tin để quyết liệt xây dựng Chính phủ hiện đại, hành động, kiến tạo, đổi mới sáng tạo.

Một số vấn đề báo chí quan tâm tại Họp báo

Trong khuôn khổ cuộc họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên báo chí nêu. Một số vấn đề liên quan cũng được Lãnh đạo một số Bộ, ngành trả lời trực tiếp tại họp báo.

1. Vừa rồi TP. Hà Nội xin cơ chế đặc thù để giữ lại nguồn thu xây dựng 3 tuyến đường sắt trên cao, xin cho biết ý kiến của Chính phủ về vấn đề này thế nào?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời: Hiện nay vấn đề quy hoach đô thị, sắp xếp trật tự đô thị, giảm tải ùn tắc giao thông, đặc biệt của TP.Hà Nội, TPHCM được Chính phủ cũng như chính quyền các cấp quan tâm, có nhiều giải pháp quyết liệt về: bố trí phân bổ vốn, huy động nguồn lực xã hội hoá…

Hôm nay, Chính phủ đã nghe TPHCM và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) là cơ quan thẩm định báo cáo về 2 tuyến đường sắt điều chỉnh mức đầu tư tại TPHCM. Còn TP.Hà Nội theo chương trình sẽ báo cáo Chính phủ về tuyến đường sắt số 2 từ Nam Thăng Long về phố Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, TP. Hà Nội chưa hoàn thiện các thủ tục và Bộ KH&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thẩm định dự án thì chưa nhận được đủ hồ sơ. Do đó, Chính phủ chưa có điều kiện xem xét việc này.

Đây là công việc quan trọng trong giải quyết các điểm nghẽn về hạ tầng, vấn đề tập trung tại các thành phố. TP. Hà Nội đang tiếp tục hoàn thiện các hồ sơ báo các cơ quan chức năng, các thông tin cơ chế huy động nguồn lực, để chính quyền các cấp thẩm định. Từ đó, Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương, Quốc hội. Ngay khi có đầy đủ các thông tin chính thức chúng tôi cũng sẽ báo cáo đầy đủ.

2. Liên quan đến chính sách miễn thị thực mà Bộ trưởng Mai Tiến Dũng vừa nêu, xin Bộ trưởng cho biết trong phiên họp Chính phủ hôm nay có bàn thêm một số vấn đề khác như đề xuất của Hội đồng Tư vấn du lịch kiến nghị nâng thời hạn tạm trú tại Việt Nam cho công dân 5 nước Tây Âu được miễn thị thực từ 15 ngày lên 30 ngày lưu trú tại Việt Nam và kiến nghị miễn thị thực thêm cho công dân 6 nước (Australia, New Zealand, Canada, Bỉ, Hà Lan và Thuỵ Sĩ) hay không?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời: Phiên họp Chính phủ đã đề cập đến vấn đề liên quan đến đề xuất của Bộ VHTT&DL và các Bộ: Ngoại giao, Công an, Quốc phòng về việc tiếp tục miễn visa cho công dân 5 nước châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italy). Chúng ta có mốc miễn thị thực cho công dân 5 nước châu Âu tới 30/6/2018 là hết hiệu lực. Thời gian gia hạn, miễn cấp thị thực là 1 năm.

Sau khi nghe ý kiến của Bộ VHTT&DL và các bộ liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý tiếp tục miễn visa cho 5 nước châu Âu bắt đầu từ 1/7/2018 với thời hạn là 3 năm.

Quốc hội đã cho phép Chính phủ thí điểm cấp visa điện tử. Có thể nói đây là cải cách rất mạnh mẽ của chúng ta. Chúng ta cũng không để cho khách quốc tế phải đến gặp trực tiếp các cơ quan ở nước ngoài, ở cửa khẩu. Du khách ở bất cứ nơi nào cũng đăng ký cấp visa, từ việc thuận tiện này chúng ta đã có lượng khách rất tốt.

Năm 2015, có 720.000 lượt khách Tây Âu đến Việt Nam, năm 2016 chúng ta tăng lên được 855.000 lượt khách và năm 2017 lượng khách Tây Âu đến Việt Nam là 1,5 triệu lượt. Tất nhiên không chỉ có chính sách thông thoáng về visa mà chúng ta có được kết quả này mà còn nhờ việc quảng bá tốt du lịch. Đây là những động thái rất tích cực giúp chúng ta liên tục giữ được tăng trưởng xấp xỉ 30% khách quốc tế.

Liên quan đến nâng thời gian lưu trú từ 15 lên 30 ngày, vấn đề mở rộng thêm danh sách các nước được miễn thị thực thì hôm nay Thủ tướng Chính phủ muốn đánh giá lại việc thí điểm, thực tiễn các việc đã làm được. Hôm nay, Thủ tướng chỉ đồng ý miễn visa cho 5 nước châu Âu thời hạn 3 năm, khởi điểm thực hiện từ 1/7/2018.

3. Như Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP vừa nói, vừa qua có hiện tượng một số nhóm hoạt động với tên gọi là Hội Thánh của Đức Chúa trời, tôi muốn hỏi cơ quan chức năng đánh giá hoạt động thực chất của các nhóm này là gì? Nước đỏ sử dụng trong lễ thánh có chất hướng thần không? Sự phối hợp giữa cơ quan công an, Bộ Nội vụ, cụ thể là Ban Tôn giáo Chính phủ thời gian qua như thế nào? Trên thực tế, năm 2016, Ban Tôn giáo Chính phủ đã cảnh báo nhưng không được xử lý rốt ráo nên bùng phát việc này. Cơ quan chức năng đã có thống kê cụ thể những địa phương nào diễn ra hoạt động này chưa, và có bao nhiêu điểm nhóm?

Xin hỏi đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, việc đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu vừa rồi tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dư luận đang rất băn khoăn liệu đề xuất này có liên quan tới dự báo vỡ quỹ bảo hiểm vào năm 2025 hay không?

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng trả lời: Thời gian vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận xã hội phản ánh nhiều về hoạt động của Hội Thánh của Đức Chúa trời (còn gọi là Hội Thánh Đức Chúa trời mẹ). Các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến nhiều, đặc biệt là về phương thức truyền đạo và cách thức lôi kéo của người cầm đầu các nhóm.

Qua vừa rồi, các địa phương, các cơ quan thẩm quyền đã vào cuộc, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ đã có văn bản báo cáo Thủ tướng, có 4 văn bản hướng dẫn về việc này.

Nói chung, về tín ngưỡng tôn giáo là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, Trung ương và địa phương.

Thực chất trong Luật Tín ngưỡng tôn giáo đã có những quy định nghiêm cấm các hành vi vi phạm thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, ứng xử chưa đúng theo truyền thống thờ cúng tổ tiên, ông bà của dân tộc Việt Nam. Những tổ chức hoạt động chưa đúng quy định của pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục thì các cơ quan chức năng phải vào cuộc. Bộ Công an đã chỉ đạo, Công an các địa phương đã tiến hành, đặc biệt là tại Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Nguyên, kể cả Hà Nội. Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp tích cực với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ thực chất hoạt động này, tránh việc lôi kéo làm ảnh hưởng tới đời sống bình thường của người dân, thực chất là quay lưng lại đời sống, gia đình của những người theo đạo này.

Tinh thần chung là sẽ kiên quyết, nhưng chúng ta phải bảo đảm tinh thần tôn trọng tín ngưỡng, tự do tôn giáo của nhân dân. Tuy nhiên, cũng phải chỉ rõ hành vi vi phạm, tuyên truyền để người dân hiểu rõ thực chất của các hoạt động này. Tinh thần chung là như vậy.

Phóng viên có hỏi là nước đỏ có chất hướng thần không. Việc này, đề nghị Bộ Công an, Công an địa phương vào cuộc, các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Bộ Y tế, sẽ kiểm tra xem và có kết luận chính thức.

Hiện nay các địa phương, các điểm nhóm như thế nào chúng tôi sẽ cung cấp cụ thể số liệu cụ thể.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời: Về Hội Thánh Đức Chúa trời, đúng là hôm nay họp Chính phủ, Thủ tướng có đề cập vấn đề này. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ, hiện nay đúng là có một tổ chức du nhập từ nước ngoài. Chúng ta phải khẳng định là Đảng và Nhà nước luôn luôn thể hiện tinh thần tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng cho đồng bào. Chúng ta có Luật Tín ngưỡng tôn giáo, chúng ta tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động. Vấn đề đất đai, cơ sở thờ tự, hoạt động của chức sắc tôn giáo, đồng bào theo đạo hoặc không theo đạo đều được pháp luật bảo hộ, bảo đảm quyền tự do của người dân theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, chúng ta cũng kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tôn giáo, vi phạm pháp luật, đi ngược lại thuần phong mỹ tục, đạo đức, lối sống của chúng ta. Với một tổ chức du nhập từ nước ngoài, hiện nay đang có những hoạt động trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức, truyền thống, văn hóa của chúng ta, ứng xử không tốt, ứng xử thô bạo với tín ngưỡng truyền thống, trái truyền thống thờ cúng ông bà.

Chúng ta phải tuyên truyền cho người dân, trong đó có cả học sinh, sinh viên, thanh niên, hiểu rõ những hành vi lợi dụng tôn giáo làm chuyện không đúng.

Tinh thần của Thủ tướng hôm nay là yêu cầu các bộ, các cơ quan trong đó có Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ, cơ quan chức năng, địa phương phải rà soát, xem xét, đánh giá lại, chấn chỉnh những hoạt động không hợp pháp của tổ chức Hội Thánh Đức Chúa trời, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh trả lời: Thực ra về nội dung này, Bộ LĐTB&XH là cơ quan chủ trì xây dựng trình Trung ương, Chính phủ liên quan đến Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. Với tư cách là cơ quan tổ chức thực hiện, tôi xin cung cấp một số thông tin.

Thứ nhất, tôi khẳng định không có chuyện đến 2025 là mất cân đối thu chi quỹ hưu trí. Trước đây, tổ chức ILO có tính toán, nhưng là tính toán trước khi có Luật BHXH năm 2014. Như đã biết, Luật BHXH đã mở rộng đối tượng, đã thay đổi cách tính rất nhiều. Hiện nay số liệu mà các đồng chí vừa công bố hoàn toàn không chính xác. Theo dự kiến của chúng tôi, thời gian kéo dài hơn rất nhiều. Thời gian cụ thể chúng tôi sẽ tiếp tục tính toán và cung cấp thông tin sau. Tóm lại, không có chuyện quỹ BHXH mất cân đối vào 2025.

Thứ hai, BHXH Việt Nam là cơ quan được tham gia xây dựng đề án, và chúng tôi được biết tất cả các thành viên khi xây dựng đề án, liên quan tới tuổi nghỉ hưu, đều cân nhắc rất nhiều yếu tố, chứ không chỉ vấn đề cân đối quỹ, chẳng hạn vấn đề kinh tế, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, năng suất lao động, số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực, bình đẳng giới và cân đối quỹ. Tôi xin nhắc lại, không chỉ liên quan tới vấn đề cân đối quỹ, mà liên quan tới rất nhiều nhiều yếu tố khác, bao gồm kinh tế, lao động, việc làm, thất nghiệp, v.v...

4. Xin hỏi Nạp Tiền 188bet , vừa rồi doanh nghiệp kiến nghị bãi bỏ xăng RON95, Nạp Tiền 188bet có ý kiến gì về vấn đề này và tại sao?

Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đỗ Thắng Hải trả lời: Như chúng ta đã biết, theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ ngày 01/01/2018, xăng E5 (xăng E5RON92) đã được bán đại trà trên phạm vi toàn quốc. Trước đó, xăng E5 được bán thí điểm ở một số tỉnh, thành phố.

Trong năm 2017, lượng xăng E5 được tiêu thụ chỉ 8-9%, tuy nhiên trong những tháng đầu tiên của năm 2018, nhất là 2 tháng đầu năm, theo báo cáo của các doanh nghiệp đầu mối về xăng dầu, xăng E5 đã đạt tỉ lệ tiêu thụ trên tổng số lượng tiêu thụ là 42%, xăng RON95 đạt 58%. Trước khi có việc bán đại trà, xăng RON95 chỉ đạt tỉ lệ khoảng 30%. Từ đó thấy rằng, từ khi xăng RON92 không được bán nữa, thị phần xăng E5 (gồm có 95% RON92, 5% ethanol) chiếm 42% và xăng RON95 chiếm 58%.

Chúng ta thấy tương đối rõ, một mặt đã đạt được đúng lộ trình Chính phủ đề ra là từ ngày 01/01/2018 bán xăng E5 trên toàn quốc. Người tiêu dùng có sự lựa chọn E5 hay loại xăng khác là RON95. Nhưng cần phải lưu ý, trong RON95 bao gồm có các tiêu chuẩn Euro III, Euro IV, Euro V. Tại sao chúng ta lại lựa chọn xăng RON95 tiêu chuẩn Euro III để tính giá cơ sở như một mặt hàng xăng phổ biến? Nguyên nhân vì xăng RON95 tiêu chuẩn Euro III chiếm đến 70% số lượng RON95 tiêu thụ hiện nay. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban chỉ đạo – điều hành giá của Chính phủ, hết quý I năm 2018, liên Nạp Tiền 188bet - Tài chính đã báo cáo với Phó Thủ tướng về tình hình tiêu thụ các loại xăng trong đó có xăng E5, RON95 tiêu chuẩn Euro III và cũng đã đề xuất đưa xăng RON95 tiêu chuẩn Euro III vào tính giá cơ sở. Ngày 23/4/2018, khi có chỉ đạo của Phó Thủ tướng, ngay chiều 23/4, liên Nạp Tiền 188bet – Tài chính đã đưa mặt hàng RON95 tiêu chuẩn Euro III vào tính giá cơ sở như một mặt hàng xăng phổ biến trong kỳ điều hành giá xăng dầu.

Trong cuộc họp ngày 24/4/2018 của Nạp Tiền 188bet với các đầu mối xăng dầu, doanh nghiệp Saigon Petro đã có đề xuất chỉ bán E5 và E5RON95 (gồm 95% RON95, 5% ethanol) thay vì bán RON 95 như hiện tại. Tuy nhiên, đây mới chỉ là đề xuất của doanh nghiệp. Về việc này chúng tôi sẽ xem xét rất kỹ các nội dung liên quan, cụ thể: Thứ nhất, trong thời điểm hiện nay, ethanol (E100) để phối trộn thành E5RON92, E5RON95 có đủ hay không? vì hiện ở Việt Nam chỉ có một doanh nghiệp là Công ty TNHH Tùng Lâm cung cấp ethanol, ngoài lượng ethanol nhập khẩu. Thứ hai, giá ethanol đó có hợp lý, cạnh tranh hay không? Tất nhiên, chúng ta đã cho phép nhập khẩu ethanol chứ không chỉ sử dụng ethanol sản xuất trong nước; cũng không phải chỉ sử dụng ethanol của một doanh nghiệp là Tùng Lâm. Chúng tôi cũng rất mong muốn làm tốt việc sản xuất ethanol trong nước - tức là tạo ra công ăn việc làm, giảm bớt khó khăn cho người nông dân, nhất là những người nông dân trồng sắn, nhưng cũng phải bảo đảm cạnh tranh lành mạnh để không làm tăng giá thành xăng sinh học, kể cả E5RON92 và E5RON95 làm ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Chúng tôi sẽ tổng hợp, tham khảo ý kiến của các cơ quan liên quan và báo cáo Chính phủ theo đúng tình hình thực tiễn hiện nay với mục tiêu quan trọng nhất là bảo đảm an ninh năng lượng, quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bảo đảm tính cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay có tất cả 29 đầu mối về kinh doanh xăng dầu.

5. Về việc khách hàng của Agribank mất tiền thời gian vừa qua, xin hỏi Ngân hàng Nhà nước có quan điểm như thế nào về vấn đề này? Hiện tại mức độ an toàn thẻ của Việt Nam so với các nước trong ASEAN như thế nào?

Vừa rồi Bộ KH&ĐT đã phê chuẩn, bổ sung một loạt sân golf vào quy hoạch sân golf của Việt Nam đến 2020, dư luận đặt câu hỏi liệu các phê duyệt này có quá dễ dãi không và liệu có làm bùng nổ sân golf ở các địa phương hay không, trong đó có một số địa phương như Đắk Lắk, Bắc Giang có diện tích đất nông nghiệp rất hẹp?

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trả lời: Ngay sau khi khách hàng có thông tin phản ánh, Agribank cũng đã rà soát và thực hiện khóa 53 thẻ. Sau quá trình rà soát, theo báo cáo của Agribank, có 12 khách hàng bị mất tiền. Cập nhật đến ngày hôm nay, Agribank đã thực hiện trả tiền cho 8 khách hàng, số khách hàng còn lại Agribank tiếp tục tra soát để sớm trả tiền cho các chủ thẻ.

Về phía NHNN Việt Nam, đã ban hành những văn bản quy định liên quan đến việc phát hành sử dụng thẻ, hay những quy trình xử lý khi xảy ra những việc như mất thẻ hay lộ thông tin… trên cơ sở đề nghị tra soát của chủ thẻ. Trong chỉ đạo điều hành hằng năm, Thống đốc NHNN cũng luôn đặt trọng tâm việc tăng cường bảo đảm an ninh an toàn trong thanh toán điện tử nói chung và thanh toán thẻ nói riêng, thường xuyên có chỉ đạo để cảnh báo các tổ chức tín dụng quan tâm đến việc bảo đảm an toàn.

Khi có những vụ việc xảy ra, NHNN đều chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải chủ động phối hợp với khách hàng cũng như các đơn vị liên quan để sớm giải quyết, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của khách hàng.

Đối với Việt Nam hay bất kỳ nước nào khi thực hiện thanh toán thẻ đều có rủi ro. Theo số liệu thống kê của tổ chức thẻ quốc tế Visa và Mastercard, tỉ lệ rủi ro trong thanh toán thẻ của Việt Nam bằng khoảng 1/3 mức rủi ro trung bình của các nước trong khu vực và thế giới, số liệu được báo cáo tại tháng 9/2016.

Tuy nhiên NHNN vẫn thấy nội dung chỉ đạo các tổ chức tín dụng cũng như các đơn vị chức năng của NHNN cần chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao an toàn bảo mật trong thanh toán vẫn là trọng tâm của NHNN trong chỉ đạo điều hành.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Lê Quang Mạnh trả lời: Thời gian vừa qua, Bộ KH&ĐT nhận được đề xuất của rất nhiều địa phương có nhu cầu phát triển các sân golf để phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch, dịch vụ của địa phương. Việc này Chính phủ cũng đã có các quyết định về quy hoạch sân golf theo Quyết định 1946 hay Chỉ thị 11/2012. Để xem xét, phê chuẩn quy hoạch của sân golf phải bảo đảm rất nhiều điều kiện, các tiêu chuẩn, tiêu chí khác nhau. Trong đó, chắc chắn 2 nội dung liên quan đến việc sử dụng đất lúa, đặc biệt là đất lúa 2 vụ cũng như đất rừng, được xem xét hết sức chặt chẽ. Chính vì vậy, xin bảo đảm rằng, quá trình xem xét được Bộ thực hiện trong thời gian dài, xem xét kỹ lưỡng để bảo đảm các thủ tục hợp pháp và không ảnh hưởng đến việc sử dụng 2 loại đất này. Tuy nhiên, phê chuẩn quy hoạch các sân golf thực chất cũng là tạo điều kiện để các địa phương có các điều kiện pháp lý thực hiện các thủ tục đầu tư tiếp theo thôi. Hiện nay có quy hoạch 89 sân nhưng chỉ có chưa đến 1 nửa số đó được triển khai và đi vào hoạt động vì có rất nhiều sân golf thực chất là trong quy hoạch nhưng không đủ điều kiện kinh doanh, không đủ điều kiện để phát huy lợi nhuận đầu tư, do vậy cũng không được nhà đầu tư quan tâm thực hiện. Về dài hạn, sân golf là loại hình theo quy định của Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua, bắt đầu từ năm 2019, chúng ta sẽ quản lý theo hình thức điều kiện kinh doanh chứ không phải theo hình thức quy hoạch nữa. Tức là Nhà nước sẽ ban hành một loạt điều kiện, tiêu chí cụ thể để các địa phương, các nhà đầu tư có thể xem xét, tiến hành đầu tư sân golf. Trong năm 2019, Chính phủ cũng chấp thuận đề xuất của Bộ KH&ĐT sẽ xây dựng một nghị định đưa ra các tiêu chí, điều kiện cụ thể cho lĩnh vực sân golf để chúng ta có thể theo đúng nguyên tắc của cơ chế thị trường nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ các công cụ quản lý Nhà nước, tránh việc lạm dụng, sử dụng nhiều đất quá, các vấn đề liên quan đến môi trường, ảnh hưởng đến lợi ích chung khác của xã hội.

6. Bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm là văn bản pháp lý quan trọng đi kèm quyết định của Thủ tướng. Tuy nhiên Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TPHCM Nguyễn Thanh Nhã cho biết không tìm ra. Tôi muốn hỏi Chính phủ có ý kiến gì về vấn đề này, những trường như vậy thì xử lý ra sao?

Về việc mua bán AVG, trước đó, Bộ TT&TT đã có ý kiến phản hồi về kết luận thanh tra của Chính phủ, quan điểm xử lý của Chính phủ về việc này như thế nào, việc hoàn tiền của nhóm cổ đông AVG có ảnh hưởng như thế nào đến kết luận thanh tra?

Thủ tướng đã chốt phương án BOT Cai Lậy chưa? Nếu có phương án rồi thì đó là phương án như thế nào?

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam trả lời: Theo dư luận phản ánh, bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm đang bị thất lạc. Về việc này, chúng tôi sẽ tìm hiểu và phối hợp với UBND TPHCM để làm rõ, khi có kết quả cụ thể sẽ thông báo đến công luận.

Liên quan đến nội dung thực hiện kết luận thanh tra của Chính phủ về việc Mobifone mua 95% cổ phần của công ty AVG, qua theo dõi, cho thấy Mobifone cũng như Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan đơn vị có liên quan đang tích cực khẩn trương triển khai kết luận thanh tra này, trong đó có nội dung liên quan đến việc Mobifone cùng các cổ đông AVG thanh toán và trả lại số tiền mà Mobifone đã thanh toán 95% cho cổ đông AVG. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, tổng hợp, xem xét và xử lý.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng trả lời: Theo quy trình triển khai quy hoạch, khu đô thị Thủ Thiêm được triển khai theo 2 bước là triển khai theo quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, trong đó quy hoạch chung xuất bản bản đồ 1:5000 và quy hoạch chi tiết xuất bản bản đồ 1:2000, sau đó là cụ thể hóa và phân giới đóng mốc trên thực tiễn. Quy hoạch sau chính xác hóa của quy hoạch trước.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được 2 lần quy hoạch, lần thứ nhất là quy hoạch chung là năm 1996, lần 2 là điều chỉnh quy hoạch năm 2005. Như vậy, khu đô thị Thủ Thiêm có rất nhiều bản đồ.

Hệ lụy hiện nay là quá trình triển khai dự án xác định ranh giới thu hồi mặt bằng là thực hiện theo quy hoạch chung được phê duyệt năm 2005, hiện nay tất cả bản đồ cũng như cơ sở pháp lý từ 2005, quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết và xác định ranh giới đều có đầy đủ và đang triển khai dự án thu hồi, làm BOT cho dự án này.

Bản đồ thất lạc là bản đồ quy hoạch chung được phê duyệt năm 1996, cái này về pháp lý đã được xây dựng lại năm 2005. Còn việc thất lạc có hệ lụy gì liên quan đến triển khai chi tiết của quy hoạch trước thì đương nhiên việc triển khai phải có bản đồ.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông trả lời: Về dự án BOT Cai Lậy, Bộ đã trình Chính phủ 5 phương án khác nhau, có phân tích những ưu điểm và hạn chế của từng phương án và lượng hóa thành thời gian thu phí bao lâu, sau đó đã có kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và đã có kết luận, đánh giá cao những phương án nghiên cứu rất kỹ lưỡng của Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Tiền Giang và các bộ, ngành khác như Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan đến vấn đề thu phí trong thời gian vừa qua.

Theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT sẽ chủ trì với UBND tỉnh Tiền Giang xem xét, xây dựng kế hoạch và phương án cụ thể và quyết định 1 trong 2 phương án mà Bộ GTVT đã trình.

Trong đó, phương án 1 là giữ nguyên trạm hiện tại và giảm mức thu rất cao, như từ 35.000 đồng xuống còn 15.000 đồng đối với xe con. Đây là phương án ưu việt nhất trong bối cảnh hiện tại, ít xáo trộn nhất đến việc tổ chức giao thông trong nội đô của Cai Lậy và ít tác động tiêu cực tới việc ô nhiễm môi trường ở khu đô thị đó, trong đó có việc cải tạo Quốc lộ 1.

Phương án 2 là đặt thêm 1 trạm nữa trên đường tránh và song song thu phí 2 trạm này, khi hoàn vốn cho Quốc lộ 1 thì dỡ trạm trên Quốc lộ 1 và khi hoàn vốn trên đường tránh thì sẽ dỡ bỏ toàn bộ dự án.

Tuy nhiên, sau khi so sánh 2 phương án, chúng tôi thấy phương án 1 là ưu việt. Trên cơ sở kết luận của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi sẽ thực hiện chỉ đạo đó, đồng thời tiếp tục triển khai trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Tiền Giang tính toán chi tiết về thời gian, dự thu và sẽ thông báo rộng rãi tới người dân.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website