Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán điện tử trong du lịch

Ngày 27/9/2019, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký Thỏa thuận hợp tác giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Nạp Tiền 188bet ) cùng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và giới thiệu một số sản phẩm, ứng dụng trong lĩnh vực du lịch, thương mại.

Đây là một trong những hành động triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021; Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin phát triển du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 ban hành ngày 30/11/2018, triển khai Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Phát biểu tại Lễ ký, ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhấn mạnh, chúng ta đang sống giữa thời đại phát triển rực rỡ của công nghệ thông tin, những sản phẩm kĩ thuật số đã trở nên quen thuộc và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Có thể nhận thấy rằng, với từng cá nhân, từng ngôi nhà đến các cơ quan, công sở, quốc gia và rộng hơn nữa là trên toàn cầu, tất cả chúng ta đang được kết nối bằng những tín hiệu số thông qua các phương tiện kĩ thuật. Dường như không còn vùng đất nào trên địa cầu chưa được khám phá, không có con người nào ở bất cứ nơi đâu bị lãng quên trong kỉ nguyên số 4.0 này. Cuộc sống của con người trở nên thuận lợi hơn, mọi giao tiếp được xóa bỏ các ranh giới về không gian địa lí, mọi giao dịch được “số hóa” đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cả về thời gian lẫn vật chất. Một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ việc ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử là ngành du lịch, hay còn gọi là du lịch trực tuyến.

Doanh thu từ hoạt động du lịch trực tuyến tại Đông Nam Á năm 2018 đạt khoảng 29,7 tỷ USD và ước tính sẽ đạt 78 tỷ đô vào năm 2025. Tại Việt Nam, trong các loại hình hàng hóa/dịch vụ, du lịch trực tuyến chiếm 6% tổng số lượng sản phẩm dịch vụ được giao dịch phổ biến trên các website, ứng dụng di động, tỷ lệ người mua sắm trực tuyến đã từng đặt chỗ khách sạn/tour du lịch chiếm đến 31%.

Cục trưởng cho biết, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhận thức rất rõ tiềm năng to lớn thị trường du lịch trực tuyến cũng như tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ số trong ngành du lịch. Từ năm 2013, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (khi đó còn là Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin) đã phối hợp với nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp để triển khai thử nghiệm các mô hình, giải pháp để hỗ trợ ngành du lịch. Hôm nay, các giải pháp đó sẽ được ứng dụng rộng rãi cho toàn ngành du lịch Việt Nam thông qua Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Du Lịch và Cục Thương mại điện tử & Kinh tế số bao gồm:

- Triển khai Chương trình "Một thẻ quốc gia" trên phạm vi toàn quốc trong lĩnh vực du lịch, thúc đẩy thanh toán điện tử trong du lịch;

- Phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ sự phát triển của các sàn giao dịch thương mại điện tử, chú trọng du lịch nội địa;

- Phát triển các cơ sở dữ liệu theo Luật Du lịch 2018 và Luật về giao dịch điện tử năm 2005;

- Phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng ứng dụng di động hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; các ứng dụng quản lý cơ sở dữ liệu;

- Hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch sử dụng hệ thống chứng từ điện tử, giao kết hợp đồng điện tử thông qua Trục điện tử kết nối doanh nghiệp ERP Store;

Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khẳng định, hợp tác giữa Tổng cục Du lịch và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số về ứng dụng các giải pháp, chương trình nêu trên trong ngành du lịch sẽ giúp thúc đẩy du lịch trực tuyến nói riêng và Thương mại điện tử nói chung và là mô hình hợp tác hiệu quả, bền vững giữa hai ngành.

Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch

Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, Lễ ký Thỏa thuận hợp tác hôm nay diễn ra trong một ngày đặc biệt: Ngày 27/9/2019 – Ngày Du lịch thế giới với chủ đề “Du lịch và việc làm: Tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta”. Chúng ta cũng biết rằng, du lịch và thương mại có mối quan hệ gắn bó khăng khít, nhất là liên quan đến hoạt động tiêu dùng, thanh toán của du khách khi trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại điểm đến. Thời gian vừa qua, Tổng cục Du lịch và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã có một số hoạt động trao đổi, hợp tác thúc đẩy thương mại điện tử và phát triển một số ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực giao dịch, thanh toán điện tử. Thỏa thuận hợp tác hôm nay là dấu mốc quan trọng nhằm tăng cường hợp tác có chiều sâu giữa hai cơ quan.

Tại sự kiện, Ban Tổ chức giới thiệu một số dự án ứng dụng trong lĩnh vực du lịch-thương mại, bao gồm:

Chương trình “Thẻ Việt – Một thẻ quốc gia”: liên thông giữa các hệ thống, lĩnh vực, ngành nghề; liên kết tổng thể từ người dân, du khách, điểm cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước; hỗ trợ nạp tiền, rút tiền, thanh toán điện tử tại các chuỗi cửa hàng, trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch, y tế…; Dự án phát triển ứng dụng (Mobile App) hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch và khách du lịch: cho phép kết nối, tương tác giữa hướng dẫn viên du lịch, khách du lịch, doanh nghiệp du lịch trong suốt hành trình trước, trong và sau chuyến đi; Dự án Hệ thống hiển thị thông tin phục vụ quản lý du lịch (Dashboard): tổng hợp các dữ liệu trực tiếp và gián tiếp liên quan đến du lịch, mô hình hóa thực trạng, cho phép dự báo xu thế, phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh du lịch.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website